Lâm Đồng: Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm cho người lao động hơn 118 tỉ đồng
Tính đến hết tháng 11-2023, trên toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 2.100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho 28.700 người lao động.
- 12-12-2023Hậu Giang sẽ là trung tâm công nghiệp và logistics
- 12-12-2023Đề xuất 2.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
- 12-12-2023Mời gọi đầu tư vào các dự án quanh sân bay Long Thành
Nhiều doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm 118 tỉ đồng
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng, tỉnh đến hết tháng 11-2023, số tiền thu bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế hơn 2.687 tỉ đồng, tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2022.
Về nợ đóng bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế, tính đến hết tháng 11-2023 là hơn 118,6 tỉ đồng. Trong đó, nợ đóng bảo hiểm xã hội gần 70,7 tỉ đồng, nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp gần 3,8 tỉ đồng, nợ bảo hiểm y tế hơn 32,5 tỉ đồng. Số tiền chậm đóng phải tính lãi gần 72 tỉ đồng.
Trong số doanh nghiệp này, nợ đóng nhiều nhất là Công ty Kimono Japan (TP Bảo Lộc) nợ gần 4,7 tỉ đồng; Công ty SXKD hàng XNK Nam Phương (TP Bảo Lộc) hơn 2,8 tỉ đồng; Công ty TNHH Sông Thương 2 (TP Bảo Lộc) nợ gần 1,6 tỉ đồng; Chi nhánh Công ty CP Đào tạo nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin Cadasa nợ gần 855 triệu đồng; Công ty TNHH Cao Xuân Trường nợ hơn 822 triệu đồng…
Về các đơn vị nợ đóng từ 12 tháng trở lên khi còn người lao động làm việc tại đơn vị, thì Công ty TNHH Tâm Châu (TP Bảo Lộc) đứng đầu về số nợ. Tính đến sáng 12-12-2023, doanh nghiệp này vẫn còn nợ hơn 2,4 tỉ đồng.
Tiếp theo đó là Công ty CP Okis Việt Nam (Đức Trọng) với 1,66 tỉ đồng, Công ty TNHH thực phẩm An Vạn Thịnh (TP Bảo Lộc) hơn 614 triệu đồng, Công ty TNHH TMDV xây dựng Trần Gia Phát - Chi nhánh chế biến gỗ Lâm Đồng (Bảo Lâm) hơn 451 triệu đồng.
Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm, người lao động chịu thiệt
Thông tin tại hội nghị giao ban báo chí mới đây, ông Trần Văn Sơn, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng, cho biết tính đến hết tháng 11-2023, trên toàn tỉnh có hơn 2.100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế với 28.700 người lao động. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động vì các chính sách kèm theo sẽ không được giải quyết theo quy định.
Trong đó, có 376 doanh nghiệp nợ trên 6 tháng trở lên với 34,3 tỉ đồng. 196 doanh nghiệp nợ trên 18 tỉ đồng thuộc diện "khó đòi" vì chủ doanh nghiệp đã không liên lạc được nữa, không còn người lao động.
"Điển hình là Công ty Kimono Japan nợ 4,7 tỉ đồng. Ở đây có 3 chủ thì một người đã mất, 2 người còn lại không liên lạc, mời làm việc không được. Việc này khiến 82 lao động có thời gian làm việc rất dài nhưng không được hưởng chính sách gì hết" - ông Sơn cho biết.
Theo ông Sơn, có nhiều doanh nghiệp nợ đóng thời gian rất dài nhưng chưa giải quyết dứt điểm được. Theo luật thì được phép truy tố hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm này. Tuy nhiên số nợ này có trước năm 2018 nên luật không áp dụng mà phải tính từ giai đoạn 2012. Đây là vấn đề nhức nhối đối với người chưa được hưởng chính sách.
Người lao động