Lấy quyền "bà mẹ và trẻ em", phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo muốn lấy 51% cổ phần tập đoàn Trung Nguyên, "nhường lại" cho ông Vũ 39%
Đại diện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo lấy vấn đề "bà mẹ và trẻ em" ra và đề nghị: Chia cho bà Thảo 51% CTCP Đầu tư Trung Nguyên (TNI), 15% CTCP Tập đoàn Trung Nguyên và 7,5% CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên… Câu chuyện phân chia tài sản không còn là "Anh chọn Trung Nguyên hay G7", với nước cờ mới này, phải chăng bà Thảo muốn chọn cả 2, khi TNI sở hữu tới 70% CTCP Tập đoàn Trung Nguyên?
- 21-02-2019Hình ảnh ông Đặng Lê Nguyên Vũ qua lời chủ tọa phiên tòa: Tài giỏi, minh mẫn, toàn bộ tài sản ngân hàng đều để vợ đứng tên chứng tỏ rất "yêu vợ thương con"
- 14-08-2018Các giáo sư ngôn ngữ học giải mã lối xưng hô “qua” của "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ
Chiều 21/2, Tòa án nhân dân TPHCM tiếp tục xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo .
Zing dẫn lời bà Thảo chia sẻ: Sau phiên tòa buổi sáng, khi thấy thông tin trên báo chí, đứa con lớn ở Australia gọi điện về động viên bà tiếp tục cố gắng, không được ngừng.
Bà Thảo cũng trình bày buổi sáng khi bà muốn rút đơn ly hôn thì ông Vũ không đồng ý. Do đó, bà đề nghị tòa tiếp tục xét xử "để có con đường đi bình an cho mỗi người".
Về phân chia tài sản, bà Thảo không đồng ý chia theo tỷ lệ 7:3 như đề xuất phía ông Vũ. Bà cũng không đồng tình với đề nghị giao tất cả cổ phần ở Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ sở hữu rồi ông Vũ thanh toán lại tiền.
Sau đó, đại diện của bà Thảo đã đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) chia cho thân chủ mình số tài sản như sau:
Với việc nắm quyền kiểm soát TNI, bà Thảo cũng nắm quyền kiểm soát với các công ty con còn lại
- 51% cổ phần trong CTCP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyen Investment - TNI),
- 15% cổ phần CTCP Tập đoàn Trung Nguyên,
- 7,5% CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên,
- Sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương - nơi bà Thảo và các con đang sinh sống.
"Hiện tại, ở CTCP Đầu tư Trung Nguyên có 2 nhóm cổ đông: Nhóm thứ nhất là anh Vũ, mẹ anh Vũ và chị gái anh Vũ. Ba người này đang được đứng tên 70%".
"Đặc biệt về vấn đề quyền của bà mẹ và trẻ em, trên cơ sở đó tôi đề nghị 51% cổ phần ở TNI này, tương đương giá trị khoảng 2.114 tỷ đồng", đại diện bà Thảo nói.
Phía bà Thảo cũng cho rằng đã tính toán sự phân chia để cho ông Vũ có "lời" hơn bà Thảo khoảng 100 tỷ đồng.
Cần lưu ý rằng, với đòi hỏi nhận cổ phần ở mức 51% và "nhường" 49% cổ phần còn lại cho toàn bộ gia đình nhà chồng với chồng là ông Vũ (39%), mẹ ông Vũ và chị gái (khoảng 10%), bà Thảo sẽ nắm quyền kiểm soát TNI.
Đồng thời, TNI đang sở hữu tới 70% cổ phần CTCP Tập đoàn Trung Nguyên, 85% cổ phần CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, tỷ lệ chi phối với các công ty con khác của Trung Nguyên. Với việc nắm quyền kiểm soát TNI, bà Thảo cũng nắm quyền kiểm soát với các công ty con còn lại.
TNI là chủ sở hữu trí tuệ tất cả các nhãn hiệu thuộc nhóm cà phê Trung Nguyên như: nhãn hiệu công ty, chuỗi quán cà phê, cà phê bột, cà phê hạt, cà phê tươi Trung Nguyên, cà phê hòa tan G7… theo như thông tin tra cứu từ Thư viện số về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công Nghệ).
Trí thức trẻ
- Hé lộ tin nhắn ông Đặng Lê Nguyên Vũ gửi vợ sau 49 ngày thiền định: Hãy chỉnh sửa thân - tâm để xứng đáng là vợ của người có thiên mệnh!
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: "5 tỷ đô để khai sáng 1 dân tộc thì đâu có mắc"
- Phiên tòa xét xử vụ ly hôn của vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên tiếp tục bị hoãn đến 27/3
- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ: "Qua buồn quá, phiên tòa cứ kéo dài mãi thế này..."
- Bà Diệp Thảo không chứng minh được góp vốn khởi nghiệp vào Trung Nguyên, phương án chia tài sản cuối cùng là gì?