MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại hạt "cải lão hoàn đồng" người Việt thường vứt bỏ nhưng được người Nhật bày bán ở siêu thị với giá lên đến 200.000 đồng/kg

08-06-2023 - 16:32 PM | Sống

Hiện nay, người Việt thường không sử dụng loại hạt này. Tuy nhiên, nó lại chứa hàng loạt tác dụng tuyệt vời.

Mít là loại trái cây yêu thích của nhiều người, đặc biệt vào thời điểm mùa hè. Thông thường khi ăn mít, nhiều người chỉ dùng đến phần múi ngọt thơm và bỏ toàn bộ phần hạt. 

Thực tế, hạt mít chứa một lượng lớn hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ của người dùng. Tận dụng tối đa lợi ích của loại hạt này, tại Nhật Bản, bạn sẽ phải chi trả khoảng 200.000 đồng cho 1kg hạt mít. Chúng được đóng gói trong bao bì rất cẩn thận và bày bán tại các siêu thị.

Sở dĩ ở nước ngoài hạt mít có giá trị cao không chỉ vì giá xuất khẩu sang Nhật đắt đỏ mà người Nhật nhận ra những giá trị dinh dưỡng của loại hạt này.

photo-1686148691347

Theo Healthline, 28g hạt mít cung cấp khoảng 53 calo. Nó cũng chứa 2g protein, 11g carb và không chứa chất béo. Trong Đông y, hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí. Loại hạt này có thể phơi khô để làm lương thực dự trữ. Sử dụng loại hạt này thường xuyên, bạn sẽ nhận được hàng loạt những lợi ích cho sức khỏe của mình. 

photo-1686148697948

Ngừa táo bón

Ăn hạt mít hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Hạt mít chứa hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Chúng là một chất giải độc vô cùng tốt giúp thải các độc tố trong cơ thể. Chữa trị chứng táo bón cũng là cách giúp bạn có một làn da tươi tắn hơn.

Chống nếp nhăn 

Các chất chống oxy hóa trong mít có thể chống lại các gốc tự do gây lão hóa sớm, do đó làm giảm nếp nhăn. Bạn cần xay hạt mít với sữa cho đến khi được hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp này lên mặt thường xuyên có thể giúp cải thiện đi nếp nhăn trên mặt.

Phòng ngừa tăng huyết áp, chống lão hoá 

Hạt mít là loại hạt rất giàu các các loại dưỡng chất thực vật như: Lignans, isoflavones và saponins, là các chất có tác dụng giúp chống lại quá trình oxy hóa, phòng ngừa tăng huyết áp và chống lão hóa cho cơ thể.

Với khả năng chống lão hoá cho cơ thể, nhiều người thường ví hạt mít là loại hạt "cải lão hoàn đồng". 

Tốt cho tim mạch 

Hạt mít rất tốt cho bệnh nhân tim mạch vì chúng không chứa cholester xấu. Chúng ngăn ngừa các bệnh tim mạch như: Đau tim và đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.

Giúp phát triển cơ bắp 

Các protein trong hạt có thể giúp xây dựng cơ bắp. Sự có mặt của một lượng lớn protein trong hạt mít giúp bạn xây dựng khối cơ, giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất và cân bằng hormone tự nhiên.

Tốt cho mắt và ngăn gãy rụng tóc 

Hạt mít còn chứa nhiều Vitamin A, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Chúng cũng ngăn chặn các bệnh về mắt như bệnh mù trong đêm. Vitamin A trong hạt mít cũng giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng. 

Giúp giảm căng thẳng và nhiễm trùng 

Hạt mít có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Thường xuyên tiêu thụ hạt mít giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn và các bệnh do virus. Bên cạnh đó hạt mít còn chứa protein và một loạt các vi chất dinh dưỡng làm giảm bớt căng thẳng. 

Lưu ý khi dùng hạt mít

Dẫu có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điểm khi sử dụng thực phẩm này. Hạt mít không nên ăn sống do chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng. Do đó hai phương pháp chế biến món hạt mít phổ biến nhất hiện nay là luộc hoặc rang. 

Đối với phương pháp luộc, bạn cần luộc hạt mít trong một nồi nước lớn và đun trong khoảng 20 – 30 phút. Khi hạt mít đã chín mềm, bạn có thể vớt hạt ra và để ráo nước. 

Nếu bạn thích ăn món hạt mít rang, bạn có thể cho hạt mít vào lò nướng ở nhiệt độ 400 ° F (205 ° C) và nướng trong vòng 20 phút hoặc cho đến khi chúng chuyển thành màu vàng nâu bắt mắt.

Ngoài ra nếu đang sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen, thuốc giảm tiểu cầu, thuốc loãng máu, bạn không nên ăn hạt mít. Nếu tiêu thụ đồng thời, bạn có thể bị tăng huyết áp.

Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng dị ứng với hạt mít. Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở sau khi ăn hạt mít, hãy ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay. 

Đinh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên