Loại ‘‘hạt trường sinh’’ giàu protein hơn cả thịt bò, tốt cho tim và giảm nguy cơ tiểu đường: Việt Nam có đầy mà ít người biết công dụng
Loại hạt này hiện đang được bán đầy ngoài chợ với giá chưa đến 10.000 đồng/lạng.
- 04-01-2025Loại hạt tỷ đô của Việt Nam vừa lập kỷ lục mới, rất nhiều lợi ích nếu biết dùng
- 04-01-2025Loại hạt dịp Tết nhà nào cũng có, được ví như "vàng đen" cho sức khỏe và sắc đẹp
- 30-12-2024Việt Nam có loại hạt tỷ đô, được ví như “thuốc bổ tự nhiên” cực bổ dưỡng
- 27-12-2024Loại hạt tỷ đô của Việt Nam phá kỷ lục xuất khẩu, được Mỹ, Trung Quốc, EU 'bao mua' 90%
Đậu phộng vốn được biến đến là loại hạt dễ ăn, dù là sấy khô hay ăn tươi cũng đều có mùi vị hấp dẫn. Chúng không chỉ được con người sử dụng vì có hương vị ngon, mà còn hỗ trợ nuôi dưỡng nhiều cơ quan nội tạng như tim, ruột.
Theo chuyên gia tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh (Trung Quốc), nhân đậu phộng sống rất giàu chất xơ (5,5g/100g) và chất béo (44,3g/100g), chất béo của nó chủ yếu là axit béo không no, là nguồn chất béo cao. Trong đó, lượng protein trong 100g đậu phộng là khoảng 24,8g, nhiều hơn cả thịt bò (20g).
Chưa hết, đậu phộng hay lạc cũng là một nguồn giàu khoáng chất bao gồm đồng, mangan, kali, canxi, sắt, magie, kẽm và selen, tất cả đều cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đậu phộng có chỉ số đường huyết (GI) thấp và cũng là một nguyên liệu tốt, được các chuyên gia khuyên dùng.
Dưới đây là một số công dụng của đậu phộng mà có thể bạn chưa biết:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trong đậu phộng có chứa một hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa trong đậu phộng giúp cho tim luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, axit oleic trong đậu phộng cũng giúp giảm cholesterol xấu, tăng mức cholesterol tốt trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và đột quỵ.
Tốt cho người tiểu đường
Đậu phộng được coi là một lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Lý do là bởi chúng chứa một lượng mangan, chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo và carbohydrate, hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường trong máu. Chúng được biết là có chỉ số đường huyết thấp khiến nó trở thành một món ăn nhẹ lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngăn ngừa ung thư ruột
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều đậu phộng và các loại hạt khác được chứng minh là có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư ruột. Lý do là vì isoflavone, resveratrol và axit phenolic được tìm thấy trong lạc có đặc tính chống ung thư.
Tốt cho não
Vitamin B3 và niacin trong đậu phộng giúp cải thiện hoạt động của não và tăng cường trí nhớ hơn nữa. Chúng cũng chứa một flavonoid được gọi là resveratrol giúp cải thiện lưu lượng máu đến não.
Giảm cân
Chất xơ và protein trong đậu phộng giúp con người no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Nhờ vậy, ngươi ăn sẽ bỏ qua cơn đói không cần thiết và ít thèm đồ ăn vặt hơn, điều đó thúc đẩy giảm cân.
Giảm stress
Các chuyên gia cho biết một loại axit amin trong đậu phộng được gọi là tryptophan, giúp giải phóng serotonin, một chất hóa học trong não có liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng. Hợp chất này còn giúp giữ cho tâm lý con người luôn bình tĩnh và tỉnh táo.
Làm đẹp da và tóc
Các chất béo không bão hòa đơn và vitamin C, vitamin E trong đậu phộng có công dụng trì hoãn các dấu hiệu lão hóa. Mặt khác, đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào giúp chuyển hóa thành biotin chỉ để kích thích sự phát triển của tóc.
Lưu ý khi ăn đậu phộng
- Tuy đậu phộng bổ dưỡng và thơm ngon nhưng hàm lượng chất béo của chúng không hề thấp. Nếu ăn quá nhiều đậu phộng thì con người có thể đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo con người chỉ nên tiêu thụ không quá 10g đậu phộng/ ngày.
- Không nên ăn đậu phộng rang hoặc luộc quá nhiều khi bụng đói vì các chất béo trong đậu phộng có thể gây đầy hơi, chướng bụng, gây cảm giác khó chịu.
- Những bệnh nhân bị gút, máu nhiễm mỡ, đái tháo đường nên ăn đậu phộng với lượng vừa đủ.
- Người có gan, túi mật kém không nên ăn quá nhiều đậu phộng. Vì chúng có thể làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, gây ra các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
(Tổng hợp)
Đời Sống Pháp Luật