MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại quả ngon ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí còn là 'thuốc bổ tim', ngừa ung thư

22-11-2023 - 13:12 PM | Sống

Loại quả này có chỉ số đường huyết là 41, được xếp vào mức thấp.

Mục đích khi điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu sự tăng đột biến của đường huyết. Có nhiều cách khác nhau để làm điều này, bao gồm theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, đếm lượng carbohydrate ăn vào và kiểm tra chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm.

Một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất xơ, có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose của cơ thể và giảm nguy cơ tăng đột biến đường huyết. Trái cây có thể chứa nhiều đường nhưng cũng chứa chất xơ. Do vậy, nhiều loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp.

Ngoài chất xơ, trái cây còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Ăn đa dạng trái cây với mức độ vừa phải có thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Chỉ số đường huyết là một công cụ mà các nhà khoa học đề xuất để giúp mọi người hiểu được tác động của các loại thực phẩm khác nhau đối với đường huyết.

Loại quả ngon ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí còn là 'thuốc bổ tim', ngừa ung thư - Ảnh 1.

Ảnh minh họa đo đường huyết.

Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ ảnh hưởng đến đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết được chia làm 3 mức:

- Thấp: 55 trở xuống

- Trung bình: 56 đến 69

- Cao: 70 trở lên

Chỉ số đường huyết càng thấp thì lượng đường trong máu càng tăng chậm, giúp cơ thể dễ dàng quản lý những thay đổi sau bữa ăn.

Loại quả ngon ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp

Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây, thường có chỉ số đường huyết thấp. Dâu tây có chỉ số đường huyết là 41, theo website chính thức của Cộng đồng Chăm sóc Tiểu đường Canada.

Dâu tây có màu đỏ tươi, mọng nước và có vị ngọt. Chúng là nguồn cung cấp vitamin C và mangan tuyệt vời, đồng thời cũng chứa một lượng khá folate (vitamin B9) và kali. Dâu tây cũng ít calo, chỉ chứa khoảng 32 calo trong nửa cốc dâu.

Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật, có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch và kiểm soát lượng đường trong máu.

Thường được ăn trực tiếp, dâu tây cũng có thể được sử dụng trong nhiều loại mứt, thạch và món tráng miệng.

Loại quả ngon ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí còn là 'thuốc bổ tim', ngừa ung thư - Ảnh 2.

Dâu tây có màu đỏ tươi, mọng nước và có vị ngọt.

Dưới đây là những công dụng tiềm năng của dâu tây:

Sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa chất anthocyanin trong quả mọng và việc cải thiện sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu quan sát ở hàng nghìn người cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ quả mọng với giảm nguy cơ tử vong liên quan đến tim.

Theo một nghiên cứu ở những người trung niên có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim đã được xác định rõ, quả mọng có thể cải thiện cholesterol HDL (tốt), huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu.

Dâu tây cũng có thể:

- cải thiện khả năng chống oxy hóa máu

- giảm stress oxy hóa

- giảm viêm

- cải thiện chức năng mạch máu

- cải thiện chỉ số lipid máu

- giảm quá trình oxy hóa có hại của cholesterol LDL (xấu).

Tác dụng của việc bổ sung dâu tây đối với bệnh tiểu đường loại 2 hoặc hội chứng chuyển hóa đã được nghiên cứu kỹ lưỡng - chủ yếu ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Sau 4–12 tuần bổ sung, những người tham gia đã giảm đáng kể một số yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cholesterol LDL (xấu), các dấu hiệu viêm và các hạt LDL bị oxy hóa.

Loại quả ngon ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí còn là 'thuốc bổ tim', ngừa ung thư - Ảnh 3.

Một chiếc bánh dâu tây. (Ảnh minh họa)

Điều chỉnh đường huyết

Khi carbs được tiêu hóa, cơ thể sẽ phân hủy chúng thành các loại đường đơn giản và giải phóng vào máu. Sau đó, cơ thể bắt đầu tiết ra insulin, chất này sẽ ra lệnh cho các tế bào lấy đường từ máu và sử dụng nó làm ‘nhiên liệu’ hoặc dự trữ.

Sự mất cân bằng trong khả năng điều chỉnh đường huyết và chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Dâu tây dường như làm chậm quá trình tiêu hóa glucose và giảm sự gia tăng đột biến của cả glucose và insulin sau bữa ăn giàu carb, so với bữa ăn giàu carb không có dâu tây.

Vì vậy, dâu tây có thể đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.

Ngăn ngừa ung thư

Ung thư là một căn bệnh đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường. Sự hình thành và tiến triển của ung thư thường liên quan đến stress oxy hóa và viêm mãn tính.

Một số nghiên cứu cho thấy quả mọng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư nhờ khả năng chống lại stress oxy hóa và viêm nhiễm.

Dâu tây đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự hình thành khối u ở động vật bị ung thư miệng và tế bào ung thư gan ở người.

Tác dụng bảo vệ của dâu tây có thể là do axit ellagic và ellagitannin, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nghiên cứu thêm trên người để nâng cao hiểu biết về tác dụng của dâu tây đối với bệnh ung thư trước khi đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào.

(Theo Healthline)

Loại quả ngon ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí còn là 'thuốc bổ tim', ngừa ung thư - Ảnh 4.

Theo Trà My

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên