Lối thoát nào cho ngân hàng yếu kém?
Bên cạnh các nhà băng đã có giải pháp hứa hẹn chuyển biến trong năm 2020 thì nhóm ngân hàng đã bị mua bắt buộc vẫn chưa “chốt deal” lối thoát.
- 30-05-2020VAMC sẽ dùng 15.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu các ngân hàng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% trong năm 2020
- 26-09-2019Các ngân hàng yếu kém liệu có "cán đích" Basel II?
- 07-09-2019Vinachem muốn các dự án yếu kém được vay lãi suất thấp hơn, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Mua bán, sáp nhập (M&A) ngân hàng là ưu tiên hàng đầu trong cải tổ chung hệ thống nhằm loại bớt ngân hàng yếu kém khi hoạt động của ngành đang gặp khó khăn và đứng trước áp lực nâng tầm quản trị rủi ro. Bên cạnh các nhà băng đã có giải pháp hứa hẹn chuyển biến trong năm 2020 thì nhóm ngân hàng bị mua bắt buộc vẫn chưa "chốt deal" lối thoát.
Mặc dù chậm tiến độ sáp nhập so với dự kiến nhưng thương vụ sáp nhập PG Bank được biết đã hoàn thiện và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương. Như vậy, dù sao PG Bank cũng sẽ sớm "yên bề" bến đỗ.
Còn tại DongA Bank, sau khi xin ý kiến cổ đông bất thành trong kỳ Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 10/2019, phải trình NHNN phương án tái cơ cấu mới. DongA Bank lựa chọn việc chào bán cổ phần riêng lẻ bù đắp nguồn vốn chủ sở hữu bị âm.
Lối thoát nào cho ngân hàng yếu kém? - Câu hỏi này đến nay vẫn chưa thể "dò sóng" câu trả lời.
Đối với các ngân hàng còn lại CB Bank, Ocean Bank, chỉ đạo của Thủ tướng trong rất nhiều cuộc họp đều yêu cầu ngành ngân hàng kiên quyết xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Tuy nhiên sau thông tin rộ lên từ Quý I/2019, ngân hàng Nhật Bản J Trust muốn mua lại ngân hàng Xây dựng (CB) thì hiện chưa có thêm bất kỳ thông tin nào về sự tiến triển thương vụ này.
Một trong số những lý do lớn có thể do ngân hàng này chưa thoát khỏi sự "sa lầy" khỏi những món thất thoát khổng lồ. Những vụ án liên quan đến ngân hàng CB luôn là ám ảnh với những con số lỗ "khủng", những tên tuổi "lớn" như Phương Trang, Tân Hiệp Phát, Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh…
Nếu theo con số lỗ lũy kế 27.500 tỉ đồng của ngân hàng này ở thời điểm bị mua bắt buộc, thì dõi theo thông tin các phiên tòa liên tục hơn 3 năm qua, những con số hàng ngàn tỉ cũng chưa biết đi đâu về đâu.
Vụ Hứa Thị Phấn giai đoạn 1, từ chỗ 27.000 tỉ đồng có tài sản đảm bảo, tòa tuyên ngân hàng CB trả hết tài sản cho Phương Trang và thu hồi 6.400 tỉ đồng. Cuối tháng 5/2020, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) - Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, trong đó vụ Ngân hàng Xây dựng và Công ty Phương Trang tại TP.HCM đã thi hành xong số tiền lớn.
Tuy nhiên, 6.400 tỉ đồng thi hành bản án hình sự này tưởng chừng được trả về cho ngân hàng, nhưng hiện Thi hành án Quận 3 đang giữ lại hơn 3.000 tỷ đồng để xử lý trong một bản án dân sự khác liên quan giữa ngân hàng này và Tân Hiệp Phát.
Hơn 16.000 tỉ đồng được tuyên thuộc trách nhiệm trả nợ của bà Hứa Thị Phấn (bà chủ TRUSTBank); tuy nhiên, tại phiên tòa gần đây nhất vụ phúc thẩm Hứa Thị Phấn (giai đoạn 2), xác định 114 bất động sản của bà Phấn đã ‘sang tay" ông Danh khi mua bán ngân hàng. Đi đâu về đâu "đòi" 16.000 tỉ đồng này khi mà nữ đại gia 75 tuổi thường xuyên cáo ốm, vắng mặt ở hầu hết các phiên tòa và quan trọng nhất, không còn nắm giữ sở hữu bất kỳ tài sản nào.
Hiện bất động sản liên quan đến ngân hàng này chỉ còn Sân vận động Chi Lăng. Tài sản này cũng đã nhiều lần được lãnh đạo Đà Nẵng lên tiếng khẳng định quan điểm chuộc lại sân vận động Chi Lăng.
Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, đặc biệt nhóm các ngân hàng mua bắt buộc thì vấn đề thu hồi nợ là vấn đề tối quan trọng liên quan mật thiết đến xử lý, bù đắp tổn thất để có thể đưa ngân hàng ổn định trở lại. Chưa giải quyết được vấn đề này, thì lối thoát cho các ngân hàng yếu kém chưa thể mở.
Đã 5 năm kể từ khi NHNN mua bắt buộc lại 3 ngân hàng yếu kém. Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước thì thực trạng tài chính của các ngân hàng bị mua bắt buộc không được cải thiện, hoạt động kinh doanh tiếp tục thua lỗ lớn, cần phải sớm phê duyệt, triển khai đề án tái cơ cấu triệt để, hạn chế tình trạng lỗ chồng lỗ.
Cách đây 5 năm, cả ba nhà băng GPBank, OceanBank và VNCB đều đang trong tình trạng vô cùng khó khăn và phải thực hiện mua bắt buộc.
Theo đó, tại VNCB, thời điểm bị mua lại nhà băng này đang có khoản lỗ lũy kế lên tới 27.500 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm hơn 24.000 tỷ đồng. OceanBank cũng có khoản nợ xấu lên tới hơn 15.000 tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ và lỗ lũy kế gần 10.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn hai lần.
Còn GPBank, tại thời điểm ngày 2/4/2015, tổng số lỗ lũy kế của nhà băng này lên đến 12.280 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị âm 9.195 tỷ đồng. Dư nợ cho vay giảm mạnh, chỉ còn 6.669 tỷ đồng, trong đó có tới 45,37% là nợ xấu.
Sau khi mua lại ba ngân hàng, NHNN đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước. Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội vào tháng 10/2017 và các năm 2018, 2019 đều cho thấy thực trạng tài chính của ba nhà băng này sau khi được mua lại vẫn chưa được cải thiện.
Trong đó, Ngân hàng Xây dựng (VNCB, sau này là CB) là ngân hàng đầu tiên bị NHNN mua lại bắt buộc vào ngày 2/2/2015. Với những nhóm nợ khổng lồ có nguy cơ mất vốn, ước tính, số lỗ lũy kế của ngân hàng này đến nay có thể lên trên 34.000 tỷ.
Chinhphu.vn