Luôn có ánh sáng ở phía cuối đường hầm: Những gì người lao động cần làm để vượt qua khủng hoảng
Dưới góc nhìn của một nhà lãnh đạo, thời điểm này chính là cơ hội để tái cơ cấu hoạt động và xây dựng các kết nối nội bộ nhằm chuẩn bị cho một khởi đầu mới trong tương lai.
- 11-04-2020Bí quyết nâng cao hiệu quả làm việc của người thành công: Mỗi sáng thức dậy, bạn cần 1 nhân tố đặc biệt kích hoạt nguồn năng lượng tuyệt vời để bắt đầu ngày mới
- 10-04-202030 phút dành cho bản thân để "cứu cánh" năng suất công việc cho cả ngày: Không lập kế hoạch cuộc sống cho riêng mình, bạn sẽ phải sống theo cuộc đời của người khác
- 10-04-2020Work From Home - Làm việc từ xa tạo ra hiệu quả công việc ngay cả khi không có Cách Ly Xã Hội
Cho đến nay, dịch Covid-19 đã khiến nhiều công ty phải “vật lộn” cho việc duy trì hoạt động của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một nhà lãnh đạo, thời điểm này chính là cơ hội để tái cơ cấu hoạt động và xây dựng các kết nối nội bộ nhằm chuẩn bị cho một khởi đầu mới trong tương lai.
Trước nhất, lựa chọn cách nghĩ lạc quan. Nghe có vẻ sáo rỗng và bất khả thi trong thời gian ai nấy cũng đều khủng hoảng này. Nhưng chính vì thế, hãy là người tiên phong đón nhận “cơ hội” hiếm có ấy - một cách thật khôn ngoan.
Suy nghĩ lạc quan, tất nhiên, không có nghĩa là sẽ “chiến thắng” được khó khăn ngay lập tức. Công ty vẫn phải thích ứng hiện tại và tìm ra giải pháp phát triển mới, nhân viên cũng cần làm quen với nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp. Nhưng nếu mọi người đều chấp nhận thử thách, tất cả sẽ cùng vượt qua.
“Niềm hy vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hy vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Như vậy, muốn có thể nhìn thấy “ánh sáng ở phía cuối đường hầm”, chúng ta phải gia cố và xây dựng lại các “đoàn tàu” như thế nào để “chuyến tàu” đủ sức băng qua con đường chòng chành trong “quãng tối của đường hầm” này?
Nhân đôi sự cảm thông
Giữa đại dịch Covid-19, rất nhiều lao động đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn không thể nói ra hết được. Như lương thưởng đang dần bị cắt giảm trong khi giá cả thực phẩm hàng hóa lại vẫn tăng cao. Hay với các nhân viên có con cái, thì còn phải chồng chất thêm nỗi lo để chúng ở nhà một mình do trường học đóng cửa. Vì tất cả những điều đó, chúng ta hãy đồng cảm với nhau hơn bao giờ hết.
Khi bước vào đường hầm, sẽ có những đoạn cực kỳ gập ghềnh, có người can đảm sẽ trấn an tất cả, có người chỉ đủ sức tự bình tĩnh bản thân, nhưng không tránh khỏi rất nhiều người mang cảm xúc tiêu cực hay hoảng loạn. Đừng thành kiến hay đả kích những tâm trạng “yếu thế” hơn. Cách tốt nhất trong lúc này là chính là chia sẻ.
Khi chúng ta cảm nhận được sự quan tâm lẫn nhau giữa người với người, chúng ta sẽ được truyền lấy một sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn.
Duy trì các thói quen giao tiếp trong công sở
Mặc dù sẽ có một số nơi không làm việc trực tiếp tại văn phòng được nữa, nhưng đừng để điều này ngăn cản chúng ta duy trì các sinh hoạt công sở thú vị trước đây chứ.
Cùng uống một tách cà phê sáng hay trò chuyện trong buổi ăn trưa - hoàn toàn không khó gì với một cuộc gọi video thời buổi này. Nghe thấy giọng nói từ các đồng nghiệp của mình chắc chắn sẽ giúp cho bản thân yên tâm hơn và động lực hơn.
Nếu là một người quản lý, đừng để buổi họp diễn ra và kết thúc chỉ với những đầu hạng mục công việc nhé. Hỏi thăm lẫn nhau, kể một trải nghiệm vui, “tám” gì đó hài hước… Giao tiếp xã hội với nhau là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người chúng ta đấy thôi.
Người lãnh đạo “tinh thần” có thể là bất kỳ ai
Có thể người trưởng nhóm của mình chỉ giỏi về mặt chuyên môn nhưng lại không khéo về khả năng kết nối cảm xúc với nhau, đừng ngại trở thành “thủ lĩnh” về mặt tinh thần nếu bạn đủ tự tin. Trở thành một “ngọn đèn” soi rọi hướng đi, cùng với người trưởng nhóm dẫn dắt hướng làm, sức mạnh này đủ kéo cả một “toa tàu” đi đấy.
Hoặc có thể “thời thế tạo anh hùng” lắm chứ. Ai cũng có thể trở thành người mà bản thân mong muốn. Chẳng bao giờ là quá muộn để “đánh thức” và phát triển khả năng lãnh đạo của bạn. Đặc biệt là trong thời đại 4.0 ngày nay, khi mà việc tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ sách báo truyền thống, hay những thông tin trên internet và vô số các video phỏng vấn ở YouTube.
Ý tưởng có thể xuất phát từ bất kỳ đâu
Không chỉ trong khủng hoảng Covid-19, lịch sử kinh tế thế giới từ lâu đã chứng kiến sự chuyển đổi liên tục của hàng ngàn doanh nghiệp - hoặc nếu không, đơn giản sẽ phải đối mặt với sự phá sản. Vậy thì ở hiện tại, tất cả các doanh nghiệp càng buộc phải cố gắng thay đổi và thích nghi với “luật chơi mới” của khủng hoảng này.
Một cách đơn giản nhất để tìm được giải pháp cho doanh nghiệp chính là khuyến khích và lắng nghe sáng kiến của mỗi thành viên trong công ty. Từng con người góp “một viên gạch” sẽ sớm xây dựng được “con đường” cho tương lai.
Có thể khơi nguồn từ câu hỏi: “Chúng ta có thể làm gì vượt qua khó khăn này - một cách đơn giản nhất, dễ thành công nhất, ít tốn chi phí nhất?”. Chắc chắn các câu trả lời đưa ra sẽ khá lộn xộn và chưa thực tế, nhưng đừng vội phản bác hoặc từ chối ai. Cùng gom góp hết các ý tưởng và cải thiện thêm bằng những câu hỏi chất vấn, chúng ta sẽ sớm nhìn thấy “bức tranh” đầy hy vọng.
Cuối cùng, đừng quên, “thua keo này ta bày keo khác”. Hãy luôn luôn lạc quan nhìn về phía trước!
(Nguồn: CNBC)
Báo Dân sinh
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19