MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mối quan hệ giữa trọng lượng và tuổi thọ đã được khám phá: Người càng có tuổi càng gầy đi không hề tốt, đặc biệt sụt cân đi kèm những dấu hiệu sau

05-08-2021 - 23:05 PM | Sống

Mối quan hệ giữa trọng lượng và tuổi thọ đã được khám phá: Người càng có tuổi càng gầy đi không hề tốt, đặc biệt sụt cân đi kèm những dấu hiệu sau

Trọng lượng cơ thể giảm dần khi về già tưởng chừng tránh được một số bệnh nhưng thực tế đây là dấu hiệu đáng báo động.

Trong sáu tháng qua, ông Lý 76 tuổi luôn cảm thấy đi đứng không vững, tay không còn khỏe như trước và cân nặng cũng sụt giảm rất nhiều. Ông nghe bạn bè nói người có tuổi càng ngày càng khỏe mạnh thì cảm thấy rất vui và cho rằng mình có sức khỏe ổn định.

Sau đó, ông Lý thấy trên mạng có bài phỏng vấn: "Tập thể dục nhiều hơn trước 40 tuổi, giảm dần sau 50, và không tập thể dục vào năm 60 tuổi". Vì vậy, ông giảm số lượng hoạt động, chơi cờ vua, thiền định...

Nửa tháng trước, ông Lý đột nhiên bị ngất khi đang mua sắm tại cửa hàng tạp hóa. Gia đình lập tức đưa ông đến bệnh viện. Sau khi bác sĩ kiểm tra sức khỏe ông mới biết thì ra từ trước đến nay mình đã mắc sai lầm tai hại.

Mối quan hệ giữa trọng lượng và tuổi thọ đã được khám phá: Người càng có tuổi càng gầy đi không hề tốt, đặc biệt sụt cân đi kèm những dấu hiệu sau - Ảnh 1.

Duy trì cân nặng giúp sống lâu hơn

Sarcopenia, còn được gọi là thiểu cơ, là một bệnh liên quan đến cơ tiến triển toàn thân.

Khi chúng ta già đi, các cơ xương sẽ tiếp tục giảm đi, người bệnh sẽ bị sụt cân, chân tay gầy gò, ốm yếu, cảm giác yếu, dễ ngã, đi lại khó khăn, dáng đi chậm chạp, khá phổ biến ở người cao tuổi.

Bệnh nhân mắc chứng suy giảm vận động cơ bắp ít có khả năng chống lại và phản ứng với các sự kiện căng thẳng khác nhau. Do yếu cơ và bước đi không ổn định, họ dễ bị ngã và gãy xương, điều này càng làm tăng tốc độ teo cơ và tăng nguy cơ tàn tật .

Ngoài ra, sau khi người cao tuổi bị suy nhược cơ, do giảm hoạt động và giảm khối lượng cơ, tế bào lão hóa tăng lên, đường huyết, huyết áp và các chuyển hóa khác suy giảm dẫn đến hàng loạt bệnh tim mạch hay hô hấp, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống, mà còn rút ngắn tuổi thọ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cao tuổi mắc chứng bệnh suy nhược cơ thể có tỷ lệ tử vong cao hơn, và khi mức độ nghiêm trọng của bệnh càng nặng thì nguy cơ tử vong cũng tăng cao.

Lợi ích của việc rèn luyện sức bền cho người cao tuổi

Hiện tại, không có phương pháp điều trị chính cho thiểu cơ, can thiệp bằng tập thể dục là giải pháp hàng đầu.

Nhiều người chọn các bài tập aerobic như đi bộ, chạy bộ và không bao giờ tập luyện sức bền vì cho rằng rèn luyện sức mạnh đồng nghĩa với các bài tập nặng.

Mặc dù tập thể dục nhịp điệu cũng có lợi nhưng nó có tác dụng kém hơn đối với việc tập luyện cơ bắp và không thể thay thế việc rèn luyện sức mạnh. Người cao tuổi cần tập thể dục nhịp điệu kết rèn luyện sức mạnh để tăng sức mạnh và chất lượng cơ bắp và ngăn ngừa chứng suy nhược cơ.

Đối với người cao tuổi, rèn luyện sức bền cũng có những lợi ích sau đây:

Mối quan hệ giữa trọng lượng và tuổi thọ đã được khám phá: Người càng có tuổi càng gầy đi không hề tốt, đặc biệt sụt cân đi kèm những dấu hiệu sau - Ảnh 2.

1. Duy trì mật độ xương

Khi chúng ta già đi, xương trong cơ thể sẽ mất dần đi, xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương. Tập thể dục sức mạnh, đặc biệt là tập thể dục thân và chi dưới, có thể duy trì mật độ xương và ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình mất xương.

2. Làm chậm quá trình tổn thương cơ và khớp

Nếu người cao tuổi thiếu sức mạnh cơ bắp, họ dễ bị chấn thương thể thao, chẳng hạn như căng cơ, bong gân khớp hoặc dây chằng... Các nghiên cứu cho rằng rèn luyện sức bền có tác dụng phòng tránh chấn thương thể thao, hạn chế tình trạng đau đầu gối khi chạy, đau vai khi bơi, đau thắt lưng khi tập eo...

3. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Tập luyện sức bền có thể rèn luyện cơ tim và cải thiện chức năng của tim và phổi, do đó tăng khả năng bơm máu của tim và giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn.

Thông qua rèn luyện sức bền có thể tăng cường khả năng vận hành oxy trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu của người cao tuổi, làm tăng mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu, làm cho nhịp tim tĩnh sau khi tập luyện phục hồi nhanh và tốt hơn.

Người cao tuổi nên làm gì để duy trì sức khỏe?

Mọi người nên nắm chắc sức bền khi chọn bài tập sức bền, không nên tập tạ nặng. Chống đẩy, ngồi lên, kéo xà,… tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại rất đòi hỏi thể lực cao và khó thực hiện đối với người cao tuổi.

Trên thực tế, một số bài tập cho lưng và chi dưới có thể ngăn ngừa những chấn thương do tai nạn trong cuộc sống, an toàn và đơn giản hơn, rất thích hợp cho người cao tuổi tập thể dục hàng ngày.

Mối quan hệ giữa trọng lượng và tuổi thọ đã được khám phá: Người càng có tuổi càng gầy đi không hề tốt, đặc biệt sụt cân đi kèm những dấu hiệu sau - Ảnh 3.

Ngoài việc tập luyện thì việc bổ sung dinh dưỡng cũng là một cách phòng và điều trị bệnh suy nhược cơ thể hiệu quả. Việc hấp thụ đủ lượng protein có thể cho phép người cao tuổi duy trì sự cân bằng nitơ, duy trì khối lượng cơ và hoạt động thể chất .

Các chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi nên chọn thịt nạc, cá, sữa, trứng và các sản phẩm từ đậu nành như đạm chất lượng cao, lượng đạm hàng ngày từ 1-1,5g là phù hợp, ví dụ người già nặng 60kg, một ngày để được ăn 60 ~ 90g protein.

Nếu khẩu phần ăn hàng ngày không đạt đủ lượng này thì có thể uống các chất bổ sung dinh dưỡng như bột protein một cách hợp lý. Người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên, sử dụng các bài tập thể dục nhịp điệu với các bài tập sức mạnh, tăng cường cơ bắp và tiêu thụ nhiều protein chất lượng cao.

Nguồn: Abolouwang

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên