MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm

22-06-2024 - 19:33 PM | Sống

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm

Cải cúc là loại rau quen thuộc với mọi gia đình Việt Nam, nhưng không phải ai cũng nắm được hết công dụng chúng đối với sức khỏe.

Rau cải cúc được nhiều người yêu thích vì có hương vị ngọt nhẹ, dễ ăn và dễ chế biến. Ngoài tên gọi ‘‘cải cúc’’, loại rau này còn được gọi là "cúc tần ô" hoặc "rau cúc", tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L, thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cây rau cải cúc có dáng nhỏ, thân mọc thẳng, nhiều cành. Lá cây dạng phiến xẻ như lông chim, có răng cưa. Hoa cải cúc màu vàng, mọc ở đầu cành và có thể ăn được. Theo Đông Y, cải cúc là loại rau có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng tâm, nhuận phế, tiêu viêm, bổ gan, trừ ho, bổ tỳ, lợi tiểu.

Trong cải cúc, người ta cũng tìm ra 5,57% hydrat carbon, 1,85% protein, 0,43% chất béo, vitamin C, vitamin A, vitamin B và tinh dầu có mùi thơm dịu nhẹ. Dân gian ta thường sử dụng loại rau này để chữa thoát vị, bụng lạnh, đầy hơi,... Ngoài ra, cải cúc còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ mà có thể bạn chưa biết.

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm- Ảnh 1.

Hạ huyết áp

Công dụng đầu tiên của cải cúc mà nhiều người còn mơ hồ đó chính là hạ huyết áp. Trong cải cúc, người ta tìm thấy chất axit amin và lượng tinh dầu có tác dụng thanh lọc đầu óc, hạ lượng đường trong máu. Ngoài ra, lượng kali dồi dào trong cải cúc cũng được các chuyên gia khẳng định là có thể giảm huyết áp.

Người bệnh tiểu đường có thể dùng cải cúc để nấu canh, trộn gỏi hoặc ép lấy nước để uống hàng ngày. Theo đó, mỗi ngày, bạn chỉ nên uống 50ml nước ép cải cúc và chia ra thành 2 lần sáng và chiều.

Lợi tiểu

Công dụng lợi tiểu của rau cải cúc được phát huy là nhờ hàm lượng axit amin, protein, chất béo, kali, khoáng chất và natri. Ngoài ra, loại rau quen thuộc này còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm phù nề, sưng tấy.

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm- Ảnh 2.

Ngừa thiếu máu

Hàm lượng sắt và canxi trong rau cải cúc rất nhiều nên chúng có thể hỗ trợ cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng cường độ dẻo dai của xương. rau cải cúc còn có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu như axit folic và đồng nguyên tố vi lượng.

Do đó, loại rau giá rẻ và ‘‘quen mặt’’ này được coi là một trong những phương pháp ngừa thiếu máu dành cho tất cả mọi người.

Tăng cảm giác thèm ăn

Trong rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi có công dụng tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt. Nhờ vậy, chúng thúc đẩy sự thèm ăn và cải thiện cảm giác thèm ăn nhanh chóng.

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm- Ảnh 3.

Tốt cho tim

Y học hiện đại chỉ ra rằng trung bình trong 1 cây rau cải cúc có chứa 2,57% glucid, 0,43% lipid, 1,85% protein, các lysine, chất xơ, nước, canxi, vitamin B, vitamin C. Đây là những thành phần có lợi cho tim mạch, giúp tim khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chất diệp lục trong cải cúc cũng giúp giảm cholesterol trong máu.

Ngừa táo bón

Lượng chất xơ dồi dào trong rau cải cúc sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột. Do đó, loại rau này chính là ‘‘bài thuốc’’ ngừa táo bón hiệu quả.

Tiêu đờm, giảm ho

Rau cải cúc giàu vitamin A có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng hệ thống hô hấp, thanh phổi, tiêu đờm. Chưa kể, hương thơm từ tinh dầu trong loại rau này còn hỗ trợ giảm ho và hen suyễn.

Làm mát gan

Trong rau cải cúc chứa lượng lớn carotene, các axit amin, kali có thể bảo vệ gan. Theo đó, kali sẽ giúp sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, cải thiện chức năng trao đổi chất và duy trì hoạt động của gan.

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm- Ảnh 4.

Miễn dịch tốt

Loại rau này chứa lượng lớn selen, tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, cải cúc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất thích hợp để ăn hàng ngày.

Giúp ngủ ngon

Như đã nói, lượng tinh dầu thơm nhẹ trong rau cải cúc không chỉ giúp giảm ho mà còn có tác dụng an thần, hạ huyết áp và ngủ ngon hơn. Các vitamin, caroten và axit amin trong rau cũng góp phần ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.

Cách chế biến rau cải cúc

Là loại rau xanh thân thuộc với mọi gia đình, bên cạnh việc chế biến với bữa ăn hàng ngày, bạn còn có thể xay hoặc ép nước cải cúc để thưởng thức vào mùa hè nóng. Một số món ngon với rau cải cúc mà bạn có thể lựa chọn như: Canh cải cúc nấu xương, cải cúc xào tỏi, cải cúc xào giá đậu nành,...

Tổng hợp

Món rau trong bữa cơm có vị ngọt là ''vị thuốc'' giúp hạ đường huyết, ngừa thiếu máu, làm mát gan: Có thể ăn quanh năm- Ảnh 5.

Khuê Hiền

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên