Môn thể thao kéo dài tuổi thọ tốt không kém chạy bộ hay bơi lội nhưng thường bị đánh giá thấp: Kiên trì tập luyện, cơ thể chứng kiến 5 thay đổi kỳ diệu
Tập bộ môn này trong nhà từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, sống thọ hơn.
- 25-09-2024Sau 60 tuổi, tập môn thể thao nào để kéo dài tuổi thọ hiệu quả nhất? Các nhà khoa học chỉ ra 3 bộ môn, ai cũng có thể thực hiện
- 23-09-2024Môn thể thao nào kéo dài tuổi thọ hiệu quả nhất với nam giới? Nghiên cứu của Mỹ phát hiện 1 bộ môn, không phải đi hay chạy bộ
- 21-09-2024Môn thể thao nào kéo dài tuổi thọ hiệu quả nhất? Nghiên cứu 80.000 người phát hiện điểm chung của trường thọ là tập luyện bộ môn này
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất để rèn luyện, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Trong đó, chạy bộ là bộ môn được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì dễ thực hiện và không tốn kém tiền bạc mà mang lại hiệu quả tích cực cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chạy bộ thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, rèn luyện sức mạnh cơ bắp của chi dưới, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tốc độ trao đổi chất, giảm nguy cơ đột quỵ, giúp kéo dài tuổi thọ.
Dẫu vậy, đây không phải là môn thể thao kéo dài tuổi thọ hiệu quả nhất. Năm 2016, một báo cáo khảo sát của tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet kéo dài 15 năm với sự tham gia của 80.000 người đã đưa ra câu trả lời về mối quan hệ giữa các môn tập thể dục khác nhau và tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Kết quả cho thấy môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ hiệu quả nhất là các môn thể thao dùng vợt, trong đó có quần vợt và cầu lông. Xếp sau các môn thể thao dùng vợt là bơi lội, thể dục nhịp điệu và đi bộ.
Cụ thể, theo nghiên cứu, đứng đầu trong danh sách môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ là các môn thể thao dùng vợt, trong đó có quần vợt và cầu lông. Theo đó, các môn thể thao này có thể giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, đạt mức giảm 47%. Trong khi đó, con số này ở những người thường xuyên bơi lội, tập thể dục nhịp điệu và chạy bộ lần lượt là 28%, 27% và 13%.
Có thể thấy trong những môn thể thao kể trên, tập thể dục nhịp điệu là bộ môn ít được nhắc đến khi nói về công dụng kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, hiệu quả của nó lại chẳng kém cạnh, thậm chí là còn hiệu quả hơn cả chạy bộ.
Thể dục nhịp điệu là một bài tập toàn thân bao gồm việc điều chỉnh nhịp nhàng các chi, hông, mông và lưng dưới theo nhịp điệu của âm nhạc sôi động hoặc theo người hướng dẫn. Sau đây là một số lợi ích sức khỏe mà thể dục nhịp điệu mang lại cho sức khoẻ nhưng có thể nhiều người chưa biết:
1. Ổn định đường huyết
Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên sẽ giúp điều chỉnh lượng insulin và giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Trong một nghiên cứu về những người mắc bệnh tiểu đường type 2, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các hình thức tập thể dục, dù là tập thể dục nhịp điệu hay tập gym, đều có thể mang lại những lợi ích này.
2. Cải thiện tâm trạng
Tập thể dục nhịp điệu không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia các môn thể thao đồng đội như thể dục nhịp điệu sẽ làm tăng hạnh phúc của con người. Khi cơ thể lắc lư theo điệu nhạc, não cũng được thư giãn và giảm bớt lo lắng, căng thẳng.
3. Cải thiện chức năng não
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tập thể dục nhịp điệu có thể làm chậm quá trình mất mô não và cải thiện hiệu quả khả năng nhận thức ở những người trên 30 tuổi. Những người trưởng thành thường xuyên tập thể dục nhịp điệu sẽ ít bị mất các vùng não ở thùy trán, thùy đỉnh và thùy thái dương, điều này cực kỳ có lợi cho cơ thể và tâm trí.
4. Giảm cân
Giảm cân cũng là một trong những công dụng tuyệt vời của việc luyện tập môn thể thao này với sức khỏe. Thể dục nhịp điệu có thể đốt cháy calo và duy trì hoạt động, từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp.
5. Giảm nguy cơ loãng xương
Các động tác thể dục nhịp điệu hỗ trợ kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức ổn định và tạo áp lực bên ngoài lên xương giúp tăng khối lượng xương. Theo nghiên cứu năm 2014 của Trường Đại học King Saud, Saudi Arabia, người tập luyện aerobic cường độ vừa phải có thể giảm đáng kể tốc độ tiêu xương, ngăn ngừa hoặc giảm tốc độ loãng xương.
(Tổng hợp)
Đời sống và Pháp luật