Một loại ‘nhiên liệu quý’, dự kiến bùng nổ trong tương lai đang khiến nhiều quốc gia phải tăng tốc phát triển: Hóa ra Trung Quốc đã nắm trong tay cả ‘gia tài’ khủng nhất thế giới từ lâu
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ loại nhiên liệu này nhiều nhất trên toàn cầu. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngày càng có nhiều quốc gia cũng thúc đẩy chiến lược quy mô lớn để hỗ trợ ngành năng lượng này.
- 02-01-2024Động đất tại Nhật Bản: Xác nhận ảnh hưởng đầu tiên tới nhà máy điện hạt nhân
- 02-01-2024Bỏ ra hơn 45.000 đồng không ngờ mua về ‘kho báu’ hơn 20.000 tỷ đồng đúng ngày đầu năm mới
- 02-01-2024IMF: Tỷ trọng đồng USD trong dự trữ toàn cầu giảm mạnh
Trung Quốc đang đi đầu trong cuộc đua hydro toàn cầu. Nước này tự hào có mạng lưới các trạm tiếp nhiên liệu hydro lớn nhất thế giới và đang mở đường cho một tương lai cắt giảm khí thải đầy triển vọng.
Theo Jiang Lijun, phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng tái tạo Trung Quốc, nước này đã xây dựng hơn 400 trạm tiếp nhiên liệu hydro, đứng đầu thế giới về số lượng và 280 trạm đã bắt đầu hoạt động.
Liên minh Năng lượng Hydro Trung Quốc (CHA) ước tính đến năm 2025, giá trị sản lượng của ngành năng lượng hydro của Trung Quốc sẽ đạt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ. Năng lượng hydro được coi là nguồn năng lượng trong tương lai nhằm giải quyết thách thức của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu mà nhiều quốc gia phải đối mặt, trong đó có Trung Quốc. Theo CHA, thị trường năng lượng hydro của nước này sẽ đạt 43 triệu tấn vào năm 2030.
Quốc gia sản xuất hydro lớn nhất thế giới
Được biết, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hydro lớn nhất trên toàn cầu. Hydro đã trở thành một lựa chọn chiến lược quan trọng đối với các nền kinh tế lớn, đang tìm cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và nâng cấp năng lượng.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngày càng có nhiều quốc gia thúc đẩy các chiến lược quy mô lớn để hỗ trợ ngành năng lượng hydro. Điển hình, 17 chính phủ đã đưa ra chiến lược năng lượng hydro và hơn 20 chính phủ đã công bố kế hoạch phát triển chiến lược năng lượng hydro hồi năm 2021.
Được biết, năm ngoái, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) và Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia (NEA) của Trung Quốc đã cùng đưa ra kế hoạch phát triển năng lượng hydro cho giai đoạn 2021-2035.
Theo kế hoạch này, Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất 100.000- 200.000 tấn năng lượng hydro được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo hàng năm. Đất nước tỷ dân cũng hướng tới có khoảng 50.000 phương tiện chạy bằng nhiên liệu năng lượng hydro và một loạt các trạm tiếp nhiên liệu năng lượng hydro vào năm 2025.
Theo đó, nhiều công ty năng lượng của Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước (SOE) khác cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng chuỗi công nghiệp năng lượng hydro.
Ví dụ, tập đoàn Dầu khí Sinopec cũng vừa xây dựng một nhà máy năng lượng hydro xanh với công suất sản xuất hàng năm vào khoảng 20.000 tấn tại Tân Cương. Dự án hydro xanh này là một phần trong sứ mệnh to lớn hơn của Sinopec để đạt đỉnh phát thải carbon trước năm 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050.
Nhà máy khổng lồ có diện tích tương đương hơn 900 sân bóng đá. Tổng dự án trị giá 3 tỷ nhân dân tệ, gồm một nhà máy quang điện công suất 300 MW, một nhà máy điện phân hydro công suất 20.000 tấn/năm và một trang trại bể chứa hydro công suất 210.00 mét khối. Dự án cũng bao gồm các đường ống hydro có khả năng vận chuyển 28.000 mét khối/giờ.
Chưa hết, dự án cũng được trang bị 52 bộ máy điện phân, mỗi bộ có công suất 1.000 mét khối hydro/giờ. Trong số đó, liên doanh Cockerill Jingli Hydrogen, Longi Hydrogen và viện nghiên cứu 718th Research Institute của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (PERIC) tài trợ 13 bộ điện phân. Cockerill Jingli Hydrogen là liên doanh giữa Công ty Thiết bị Sản xuất Hydro Tô Châu Jingli và Tập đoàn John Cockerill có trụ sở tại Bỉ.
Đến năm 2025, công ty có kế hoạch sẽ tăng công suất sản xuất hydro xanh lên 500.000 tấn/năm. Và hiện tại, Sinopec sản xuất 3,9 triệu tấn hydro xám từ nhiên liệu hóa thạch.
Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường