Một loại vitamin là "kẻ thù không đội trời chung" của chứng mất ngủ: Bổ sung đầy đủ còn giúp ngăn ngừa nhồi máu não, nhưng phải chú ý điều này khi dùng
Loại vitamin này được xem là một trong những dưỡng chất mang lại giấc ngủ sâu nhờ khả năng chống lại các áp lực, căng thẳng của hệ thần kinh, giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- 25-06-2022Chuyên gia tiết lộ hành vi muốn tốt cho con nhưng vô tình chặn đứng tương lai của trẻ: Cha mẹ càng làm tới, con càng khó phát triển
- 25-06-2022Trẻ đờ đẫn, chán học vì nghiện game: Bác sĩ kê "toa thuốc" đơn giản mà hữu hiệu, bố mẹ ghi nhớ để giúp con
- 24-06-2022Dù là nam hay nữ, nếu gặp hiện tượng này khi ngủ thì không được coi thường bởi có thể mất mạng lúc nào chẳng hay
Vitamin B6 là một loại vitamin quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể mỗi người. Việc bổ sung đầy đủ vitamin B6 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, trong đó có việc cải thiện giấc ngủ.
Vai trò của vitamin B6 đối với giấc ngủ
Trong một nghiên cứu của Đại học Adelaide, Australia, được công bố trên tạp chí Perceptual and Motor Skills, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 100 đối tượng uống bổ sung vitamin B6 liều cao trước khi đi ngủ trong 5 ngày.
Ảnh: Internet
Người ta thấy rằng dùng vitamin B6 cải thiện khả năng ghi nhớ giấc mơ của mọi người, giúp họ nhớ lại những giấc mơ của mình. Vitamin B6 giúp cải thiện giấc ngủ vì đây là chất giúp điều hòa hệ thần kinh, giúp não sản xuất tryptophan và melatonin có tác dụng làm dịu tinh thần và melatonin, giúp kéo dài thời gian ngủ sâu hơn.
Nếu được sử dụng cùng với magie, nó có thể làm giảm căng cơ, giúp cơ thể con người thư giãn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn.
5 'công dụng vàng' đến từ vitamin B6
Vitamin B6 là một loại vitamin tan trong nước, được tìm thấy nhiều trong thực phẩm động vật và thực vật, thường là thịt, ngũ cốc nguyên hạt, rau và các loại hạt. Là một trong những vitamin quan trọng trong cơ thể, ngoài việc cải thiện giấc ngủ, B6 còn mang đến cho người uống nhiều tác dụng. Dưới đây là một số tác dụng vitamin B6, bạn có thể tham khảo:
1. Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu não
Vitamin B6 có khả năng điều chỉnh nồng độ homocysteine (loại axit amin, có chứa trong thịt) giúp mạch máu luôn khỏe mạnh, không bị viêm hay bệnh lý liên quan đến động – tĩnh mạch. Việc giảm nồng độ cholesterol xấu giúp bảo vệ tim mạch, hạn chế chứng xơ cứng, xơ vữa động mạch. Nếu cơ thể thiếu vitamin B6 có thể xảy ra chứng tăng homocystein máu và tăng phospho máu, gây nguy cơ nhồi máu não.
Ảnh: Internet
2. Điều trị bệnh thiếu máu
Loại vitamin này có thể tạo ra hemoglobin trong máu, sau đó được vận chuyển để mang oxy đi tới toàn bộ cơ thể, do đó, tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện, hạn chế tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
3. Bệnh ngoài da
Vitamin B6 cũng có tác dụng phòng ngừa các bệnh ngoài da. Một khi cơ thể con người thiếu vitamin B6 thì viêm da tiết bã nhờn sẽ xuất hiện ở mắt, mũi và khóe miệng. Do đó, vitamin B6 có thể được sử dụng cho các bệnh viêm miệng, môi, viêm nang lông, bạch biến, lupus ban đỏ...
4. Chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định hơn
Khi cơ thể có đủ lượng vitamin B6, nó sẽ giúp bạn giảm đi các cơn đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, kể cả vấn đề chuột rút chân, mụn trứng cá trong thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
5. Giảm nôn trớ khi mang thai
Việc bổ sung vitamin B6 trong giai đoạn thai kỳ giúp hạn chế tình trạng ốm nghén (buồn nôn, khó ở) hiệu quả.
Sử dụng vitamin B6 thế nào cho đúng?
Mặc dù có công dụng tuyệt vời nhưng việc dùng sai loại vitamin này cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. Do đó cần phải chú ý những điều dưới đây khi dùng thuốc:
1. Tác dụng phụ
Vitamin B6 cũng có phản ứng hóa học với một số loại thuốc nên bạn cần chú ý không sử dụng chung với nhau. Cụ thể:
- Tăng nguy cơ chảy máu khi dùng vitamin B6 với thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm.
- Không dùng chung với thuốc hạ huyết áp.
- Da dễ bị tổn hại, phát ban dưới nắng khi dùng vitamin B6 với Amiodarone.
Ngoài ra, mặc dù vitamin B6 có tác dụng hạn chế buồn nôn nhưng phụ nữ mang thai dùng nhiều có thể gây ra hội chứng phụ thuộc vitamin B6 ở trẻ sơ sinh, vì vậy bà bầu phải dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ảnh: Internet
2. Liều lượng phải hợp lý
Liều lượng dùng vitamin B6 cho nam giới và nữ giới có sự khác nhau. Nam giới < 50 tuổi uống 1,3 mg/ngày và > 50 tuổi uống 1,7 mg/ngày. Nữ giới < 50 tuổi uống 1,3 mg/ngày và > 50 tuổi uống 1,5 mg/ngày. Riêng phụ nữ mang thai uống 1,9 mg/ngày.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B6 cho cơ thể còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để an toàn cho sức khỏe.
3. Ba kiểu người có thể bổ sung thêm
- Người mắc bệnh đường ruột: Do khả năng hấp thụ vitamin B6 ở ruột không bình thường nên họ cũng là nhóm có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B6.
- Người mắc các bệnh tự miễn dịch: Những người bị viêm khớp dạng thấp nguy cơ bị thiếu vitamin B6 cao hơn và lượng vitamin B6 cũng bị cạn kiệt do bệnh tật. Ngoài viêm khớp dạng thấp, các bệnh tự miễn khác cũng có thể làm cơ thể tăng tiêu thụ vitamin B6, dẫn đến thiếu hụt vitamin B6.
- Người nghiện rượu lâu năm: Chất chuyển hóa của rượu là acetaldehyde sẽ làm giảm hoạt tính của vitamin B6.
(Tổng hợp)