MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một mặt hàng từ Hàn Quốc, Singapore đang liên tục đổ bộ vào Việt Nam: nhập khẩu tăng mạnh, giá đã tăng 4 tháng liên tiếp

12-10-2023 - 09:03 AM | Thị trường

Một mặt hàng từ Hàn Quốc, Singapore đang liên tục đổ bộ vào Việt Nam: nhập khẩu tăng mạnh, giá đã tăng 4 tháng liên tiếp

Giá nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp và đạt mức cao nhất trong 9 tháng đầu năm nay.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu hơn 826.319 m3 xăng dầu, tương ứng hơn 783 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 21% về giá trị so với tháng 8. So với cùng kỳ năm 2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tháng này vẫn tăng 31,5% về lượng và tăng 27% về giá trị.

Giá xăng dầu nhập khẩu trong tháng 9 đạt 948 USD/m3, tăng 4,8% so với tháng 8 nhưng giảm 2,4% so với tháng 9/2022. Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp, giá xăng dầu nhập khẩu đi lên và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

Một mặt hàng từ Hàn Quốc, Singapore đang liên tục đổ bộ vào Việt Nam: nhập khẩu tăng mạnh, giá đã tăng 4 tháng liên tiếp - Ảnh 1.

Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu, tương đương 6,65 tỷ USD, tăng 23,1% về lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xăng dầu nhập khẩu bình quân 9 tháng đầu năm ở mức 829 USD/m3, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét về thị trường, 9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia là ba nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

Đối với Hàn Quốc, trong tháng 9, Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc 355.540 m3 xăng dầu, trị giá hơn 333 triệu USD, tăng 83% về lượng và 66% về kim ngạch. Tính chung 9 tháng, Việt Nam đã chi trên 2,7 tỷ USD để nhập 3,3 triệu m3 xăng dầu, tăng 29,1% về lượng nhưng giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Lượng hàng mua từ Hàn Quốc chiếm 41,1% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 818 USD/m3, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng ở vị trí thứ hai, trong 9 tháng, Singapore cung cấp cho Việt Nam 1,8 triệu m3 xăng dầu, tương ứng hơn 1,5 tỷ USD, tăng 91,6% về lượng và tăng 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng cao nhất trong các thị trường. Lượng hàng mua từ Singapore chiếm 22,7% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Một mặt hàng từ Hàn Quốc, Singapore đang liên tục đổ bộ vào Việt Nam: nhập khẩu tăng mạnh, giá đã tăng 4 tháng liên tiếp - Ảnh 2.

Thị trường xếp thứ 3 trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,4 triệu m3, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 47,6% về lượng và 29% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 17,5% cơ cấu các thị trường nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm.

Từ ngày 25/8, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn bước vào đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất, kéo dài 50 ngày. Tính đến hết ngày 18/9, nhà máy đã hoàn thành 70% kế hoạch bảo dưỡng tổng thể lần thứ nhất. Vì vậy, ngay trong tháng 8, các doanh nghiệp xăng dầu lớn tại Việt Nam đã chủ động kế hoạch tăng cường nhập khẩu sản phẩm để bù vào nguồn cung xăng dầu thiếu hụt.

Nếu đúng tiến độ đề ra, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có thể hoàn thành đợt bảo dưỡng vào giữa tháng 10 và cung cấp xăng dầu trở lại cho thị trường trong nước.

Theo Bộ Công Thương, những diễn biến khó lường của một số yếu tố quốc tế như lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga và việc OPEC+ quyết định giữ nguyên các biện pháp hạn chế sản lượng; kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh; lạm phát cao, triển vọng kinh tế thế giới không chắc chắn… đang ảnh hưởng đến giá bán lẻ xăng dầu và nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên