Một quốc gia châu Á bất ngờ được Nga chào bán khí đốt với giá chỉ bằng một nửa châu Âu, là nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới
Quốc gia này sẽ được mua khí đốt của Nga với giá chỉ bằng một nửa so với châu Âu trong vòng 3 năm.
- 09-09-2023Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, một quốc gia châu Á đang chứng kiến bão giá chưa từng có trong 5 năm qua, là khách hàng lớn nhất của gạo Việt
- 09-09-2023Giá rẻ chưa từng có, một mặt hàng của Lào đang ồ ạt tràn vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, là “cứu tinh” của loạt nông sản Việt
- 07-09-2023Một mặt hàng giá rẻ của Việt Nam đang đổ bộ vào Hàn Quốc: Được người dân cực kỳ ưa chuộng, xuất khẩu tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm
Theo Bloomberg, Nga dự kiến sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống của mình cho Trung Quốc với giá gần bằng một nửa so với châu Âu trong vòng ba năm tới.
Giá khí đốt ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt trung bình 271,6 USD/1.000 mét khối vào năm tới so với mức trung bình 481,7 USD của khách hàng ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, Bloomberg trích dẫn từ triển vọng kinh tế đến năm 2026 đệ trình lên Thủ tướng Mikhail Mishustin ngày 8/9. Dự báo cho thấy khoảng cách giá vẫn giữ nguyên cho đến năm 2026 và sẽ giảm dần ở cả hai khu vực.
Các ước tính của Chính phủ đã làm sáng tỏ một hợp đồng trị giá 400 tỷ USD - hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom PJSC của Nga để cung cấp khí đốt tự nhiên cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thông qua đường ống Serbia. Các thông số về giá trước đây không được công khai và Tổng thống Vladimir Putin cho biết khí đốt qua đường ống sẽ có liên quan đến giá dầu.
Nga đã tăng cường quan hệ năng lượng với Trung Quốc trong nhiều năm, đỉnh điểm là sau xung đột tại Ukraine. Tầm quan trọng của Trung Quốc đã tăng lên đối với Gazprom sau khi nhà sản xuất này hạn chế xuất khẩu sang châu Âu - từng là thị trường lớn nhất của Moscow.
Năm ngoái, Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 277,1 USD/1.000 mét khối, trong khi giá khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trung bình là 983,8 USD. Đối với thị trường châu Âu, tỷ lệ hợp đồng liên quan đến giá giao ngay và giá kỳ hạn đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với mức giá đạt kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh châu Âu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng.
Năm nay, Nga dự kiến bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 297,3 USD/1.000 mét khối, so với mức trung bình 501,6 USD của Thổ Nhĩ Kỳ và các khách hàng châu Âu còn lại.
Moscow cũng dự kiến xuất khẩu khí đốt qua đường ống ở mức 97 tỷ mét khối trong năm nay, giảm so với hơn 131 tỷ mét khối vào năm 2022. Khối lượng dự kiến sẽ tăng lên 126 tỷ mét khối vào năm 2026 trong bối cảnh nguồn cung tăng dần thông qua đường ống Siberia.
Theo Bloomberg, FT
Nhịp sống thị trường