MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một sáng kiến giúp Việt Nam có cơ hội khai thác "mỏ vàng" khách quốc tế từ Thái Lan và Malaysia...

ASEAN đang thực hiện phấn đấu thống nhất các loại giấy tờ, hướng tới việc thống nhất không sử dụng visa tương tự như cộng đồng châu Âu...

Thông tin tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quốc gia trong ASEAN đang thực hiện phấn đấu thống nhất các loại giấy tờ. Theo đó, ASEAN đang hướng đến việc thống nhất không sử dụng visa tương tự như cộng đồng châu Âu…

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin trong những tháng gần đây đang tiến hành thảo luận về ý tưởng thị thực tương đồng như "visa Schengen kiểu châu Á" với các quốc gia Đông Nam Á khác bao gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Nếu đàm phán giữa 6 nước thành công, khách quốc tế chỉ cần xin visa vào một nước sẽ được đi lại tự do ở 5 quốc gia còn lại. 

Được biết, nếu được miễn thị thực tại các nước nước ASEAN, người dân có thể nhập cảnh vào các nước trong khu vực trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải xin thị thực (Visa). Mô hình này được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc bùng nổ du lịch ở châu Âu như khi thị thực Shanden được áp dụng năm 1995.

Sáng kiến thị thực chung 6 nước Đông Nam Á: Liệu có phải

Mô hình này được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc bùng nổ du lịch ở châu Âu như khi thị thực Shanden được áp dụng năm 1995.

Nghiên cứu cho thấy, việc ủng hộ sáng kiến visa chung với các nước láng giềng Đông Nam Á phù hợp với mục tiêu của Việt Nam trong việc thu hút các du khách thuộc nhóm này. Việc chọn 5 quốc gia để liên minh "không phải tình cờ". 4 quốc gia chung đường biên giới đất liền với Thái Lan là Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar. Trong khi đó Việt Nam nằm cạnh Lào và Campuchia.

Du khách có thể dễ dàng ghé thăm 6 quốc gia bằng đường bộ hay tàu, lựa chọn thay thế cho đường hàng không đắt đỏ. Điều này cũng giúp cho chuyến đi của du khách đa trải nghiệm hơn, tăng tính cạnh tranh của 6 nước ASEAN với các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Do đó, nếu tham gia sáng kiến visa chung, Việt Nam có thể trở thành một phần liên tục trong lịch trình khám phá của những du khách đó, giúp họ có được sự thuận lợi trong đi lại xuyên biên giới mà không bị rườm rà với nhiều lần xin visa.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng du khách quốc tế

Đánh giá cao đề xuất của Thái Lan, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết miễn thị thực (visa) được các quốc gia sử dụng như một lợi thế để cạnh tranh phát triển du lịch. Việt Nam cũng nhận thức được điều này và đã sửa đổi một số luật có liên quan, tạo điều kiện mở cửa, thúc đẩy phát triển du lịch.

Nếu hiện thực hóa đề xuất này sẽ giúp chia sẻ nguồn khách giữa các nước và kéo dài thời gian du lịch của du khách vì sự thuận tiện trong việc đi lại giữa 6 nước và không cần phải xin visa nhiều lần. Không thể phủ nhận, chính sách thị thực chung sẽ tạo thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam liên kết với du lịch khu vực xa hơn là liên kết với ngành du lịch của nước khác. 

Xu hướng liên kết này đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Ngoài ra, thị thực chung sẽ giúp Việt Nam giải quyết được bài toán khó tiếp cận khách quốc tế do còn vướng mắc trong chính sách visa. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch kỳ vọng sớm thành lập khu vực thị thực chung này

Trong năm 2023, 6 quốc gia Đông Nam Á đã đón 70 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó, Thái Lan và Malaysia chiếm 50% về lượng khách và doanh thu (48 tỷ USD).

Hiện tại, Thái Lan đang miễn visa đối với khoảng 80 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam mới miễn visa đối với khoảng 30 nước. Nếu chính sách visa chung có hiệu lực, đây sẽ được coi là bước nhảy vọt trong chính sách visa du lịch của Việt Nam.

photo-1718156677299

Trong năm 2023, 6 quốc gia Đông Nam Á đã đón 70 triệu lượt khách quốc tế

Nếu thỏa thuận thị thực mới thành công và khách quốc tế sau khi đến Thái Lan và Malaysia ghé thăm Việt Nam thì ngành du lịch Việt sẽ có cơ hội "bội thu khách quốc tế".

Hiện tại, Việt Nam tìm mọi cách hút khách đường xa như châu Âu, Mỹ hoặc Australia nhưng lại không ít khách ở thị trường này đang đến châu Á du lịch. Thái Lan đưa đề xuất tạo thị thực chung với 5 quốc gia khu vực chính là cơ hội để "lôi kéo" tệp khách có sẵn. "

Sáng kiến thị thực chung nếu được thực hiện sẽ tiếp tục đẩy công suất sử dụng phòng cao hơn, giá phòng của khách sạn trong phố cũng bị nâng lên, giá tour cũng sẽ tăng. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược kiểm soát giá, tránh để mọi thứ trở nên quá đắt đỏ, khiến một số du khách có thể quyết định bỏ qua không đến du lịch.

Khánh Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên