MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một thứ hay vứt đi nay được đun lấy nước, là “thuốc quý” của gan, hạ đường huyết nhanh chưa từng thấy: Ra chợ Việt là kiếm được cả mớ

20-05-2024 - 11:15 AM | Sống

Một thứ hay vứt đi nay được đun lấy nước, là “thuốc quý” của gan, hạ đường huyết nhanh chưa từng thấy: Ra chợ Việt là kiếm được cả mớ

Mọi người thường lột bỏ và vứt đi mà không hề hay biết, nó có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khi tận dụng đun lấy nước.

Ngô, hay còn gọi là bắp, không chỉ là nguồn lương thực quan trọng mà còn là thảo dược có khả năng điều trị nhiều bệnh lý. Râu ngô, thường bị bỏ đi, thực tế lại là nguyên liệu quý để chế biến thuốc. Sau khi được thu hái và phơi khô, râu ngô có thể được sử dụng để pha trà, kết hợp với các thảo dược khác để sắc thuốc hoặc chế thành cao loãng.

Trong y học cổ truyền, râu ngô có tên là ngọc mễ tu, mang vị ngọt, tính bình, có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng và lợi niệu. Các thầy thuốc thường dùng râu ngô để điều trị các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật và viêm gan.

Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, râu ngô còn được sử dụng trong y học tại nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ để hỗ trợ chữa bệnh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, râu ngô được dùng để điều trị các bệnh về tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu và sốt rét.

Theo trang Healthline, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng râu ngô có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol, lượng đường trong máu và chứng viêm.

Một thứ hay vứt đi nay được đun lấy nước, là “thuốc quý” của gan, hạ đường huyết nhanh chưa từng thấy: Ra chợ Việt là kiếm được cả mớ- Ảnh 1.

Các thầy thuốc thường dùng râu ngô để điều trị các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật và viêm gan.

Lợi ích sức khỏe đáng chú ý của râu ngô

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của râu ngô, theo Boldsky.

Giảm lượng đường trong máu

Râu ngô có khả năng hạ huyết áp và giảm lượng đường trong máu nhờ việc tăng cường sản xuất insulin trong cơ thể. Điều này làm cho râu ngô trở thành lựa chọn phù hợp cho người bị tiểu đường, suy tim sung huyết và có mức cholesterol cao.

Tốt cho thận

Uống nước râu ngô có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thận, bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang, viêm hệ tiết niệu và sỏi thận.

Cung cấp vitamin C

Râu ngô chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và kích thích tuần hoàn máu.

Hỗ trợ giảm cân

Với lượng calo thấp, râu ngô giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Uống trà râu ngô sẽ cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát viêm và thải độc cơ thể.

Tăng cường tiêu hóa

Nghiên cứu cho thấy râu ngô kích thích sự bài tiết mật từ gan, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

Kiểm soát chảy máu

Râu ngô chứa vitamin K, hữu ích trong việc kiểm soát chảy máu, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Uống trà râu ngô có thể giúp giảm chảy máu do vết cắt hoặc vết thương nhỏ.

Một thứ hay vứt đi nay được đun lấy nước, là “thuốc quý” của gan, hạ đường huyết nhanh chưa từng thấy: Ra chợ Việt là kiếm được cả mớ- Ảnh 2.

Nghiên cứu cho thấy râu ngô kích thích sự bài tiết mật từ gan, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

Giảm đau đầu

Râu ngô có chứa các chất chống viêm giúp giảm đau đầu mãn tính. Uống trà râu ngô sẽ làm dịu cơn đau, giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn và giảm độ cứng ở vai, cổ và hàm.

Điều trị phát ban

Râu ngô được sử dụng để chữa các vấn đề về da như phát ban và mụn nhọt, giảm ngứa và đau do côn trùng cắn, vết xước và vết cắt nhỏ. Nó còn có tính kháng khuẩn và sát khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Giảm đau đớn cho người bị gút

Gút là một dạng viêm khớp do nồng độ acid uric cao trong máu, dẫn đến đau khớp nghiêm trọng. Uống nước râu ngô hai lần mỗi ngày có thể giúp giảm cơn đau đớn do gout.

Lưu ý khi sử dụng râu ngô

Các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể bạn với râu ngô.

Hầu hết các nghiên cứu hiện nay đều chỉ ra rằng râu ngô không gây hại. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với ngô, nên tránh sử dụng râu ngô.

Ngoài ra, không nên dùng râu ngô khi đang sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc liên quan đến huyết áp, bệnh tiểu đường, thuốc chống viêm, thuốc làm loãng máu, hoặc chất bổ sung kali.

Một thứ hay vứt đi nay được đun lấy nước, là “thuốc quý” của gan, hạ đường huyết nhanh chưa từng thấy: Ra chợ Việt là kiếm được cả mớ- Ảnh 3.

Không nên dùng râu ngô khi đang sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc liên quan đến huyết áp, bệnh tiểu đường, thuốc chống viêm, thuốc làm loãng máu, hoặc chất bổ sung kali.

Khi mua râu ngô để sử dụng tại nhà, hãy chọn nguồn cung cấp uy tín để tránh nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu. Râu ngô chất lượng có sợi bóng mượt, màu nâu vàng; loại bỏ các sợi màu đen, rửa sạch và phơi khô trước khi sử dụng.

Ban đầu, nên dùng liều lượng thấp, không uống nhiều nước râu ngô và không kéo dài quá 10 ngày. Phụ nữ mang thai và trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

(Tổng hợp)

Thùy Linh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên