Mùa hè ăn cà tím dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng có 4 điều cấm kỵ bạn đừng nên mắc phải kẻo gây bệnh cho cơ thể
Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch... Tuy nhiên, nếu tiêu thụ sai cách, trường hợp nhẹ có thể rơi vào hôn mê, nặng sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.
- 15-11-2020BS dinh dưỡng: Người bị tiểu đường, mỡ máu cao nên chọn cà tím làm "bảo bối" trên bàn ăn
- 18-07-2017Ăn cà tím không biết cách có thể bị ngộ độc: Những lưu ý quan trọng trước khi ăn
Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều nước và potassium có tác dụng kích thích nhịp tim hoạt động bình thường; magie, canxi, vitamin A và C giúp cải thiện cấu trúc xương, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ cảm giác bồn chồn, lo lắng và giải quyết chứng mất ngủ.
Thậm chí, cà tím còn rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng do có chứa lượng lớn chất xơ có khả năng hấp thụ độc tố và hóa chất dẫn đến sự phát triển của ung thư đại tràng. Đứng trên góc nhìn ẩm thực, loại rau quả có màu "tím lịm tìm sim" đặc trưng này có vị mềm, ngọt bùi, thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau rất đưa cơm.
Tuy ngon và bổ là vậy nhưng nếu bạn tiêu thụ cà tím không đúng cách, nó có thể vô tình biến thành chất độc gây hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 4 điều cấm kỵ khi ăn cà tím bạn cần nhớ.
1. Cà tím không thể ăn sống
Trước kia, ở một số vùng, người ta thường ăn cà tím sống vì nó rất giòn, lại có cái vị chan chát chấm thêm chút muối mằn mặn thì quả là món ăn chơi khó cưỡng.
Tuy nhiên, thực ra cách ăn này là rất sai lầm. Vì trong cà tím sống có chứa chất độc solanine, một khi chất này vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Nếu ăn cà tím sống với lượng lớn, hàm lượng solanine càng nhiều thì càng khiến triệu chứng ngộ độc nặng thêm.
2. Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ hành kinh không được ăn cà tím
Cà tím tuy rất ngon và bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng thích hợp với nó. Cà tím có tính lạnh, những người bị thiếu hụt khí huyết tỳ vị, dạ dày nếu ăn cà tím sẽ chỉ làm nặng thêm bệnh tình và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ở phụ nữ đang hành kinh cũng vậy, khi đó cơ thể sợ nhất là lạnh, nếu ăn cà tím vào thời điểm này cơ thể càng trở nên yếu ớt hơn.
3. Không nên gọt vỏ khi ăn
Chất dinh dưỡng trong cà tím không chỉ có ở phần thịt quả mà ngay ở phần vỏ cũng rất cao, đặc biệt là hàm lượng vitamin P. Nếu bạn vứt bỏ vỏ của cà tím khi ăn thì điều này đồng nghĩa với việc bạn đã vứt bỏ một nửa lượng vitamin P từ cà tím. Vì vậy, khi ăn cà tím, chúng ta nên giữ nguyên phần vỏ, rửa sạch rồi cứ thế mà chế biến và tiêu thụ.
4. Cà tím không nên ăn nhiều
Solanine trong cà tím hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi chất này vẫn còn trong cà tím với lượng lớn. Tiêu thụ nhiều chất này có thể kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, khiến bạn rơi vào mê man.
Đặc biệt là sau mùa thu, cà tím càng không thích hợp để ăn nhiều bởi lúc này cà tím già có lượng solanine cao nhất, rất có hại cho cơ thể con người nếu ăn nhiều.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Tổ quốc