MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Muốn nghỉ hưu sớm phải tiết kiệm được hơn 10% thu nhập mỗi tháng"

02-10-2024 - 07:48 AM | Smart Money

Có hai điều mà vị triệu phúmuốn những người đang theo đuổi trào lưu “nghỉ hưu sớm” lưu ý.

Nhiều người nghĩ rằng các triệu phú sẽ chẳng bao giờ hối hận về bất cứ điều gì liên quan đến tiền bạc, số tài sản khủng mà họ sở hữu đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn người giàu nói chung đều có một vài nuối tiếc về những quyết định tài chính trước kia của mình.

Tiêu biểu như Steve Adcock, tác giả của cuốn sách “Millionaire Habits, đồng thời là người thành công nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. Năm 2016, anh quyết định từ bỏ công việc văn phòng để về hưu trước hạn với khoản tiết kiệm 900 nghìn đô, mức lợi nhuận tối thiểu đạt hơn 1 triệu đô. Đến hiện tại, ước tính tài sản ròng của anh rơi vào khoảng 1,3 triệu đô.

Sau 7 năm nghỉ hưu, tận hưởng cuộc sống an nhàn, Steve Adcock vẫn ước mình đã làm những điều này sớm hơn.

Muốn nghỉ hưu sớm thì phải nỗ lực tiết kiệm khi còn độc thân

“Có một điều tôi luôn hối hận đó là không tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư mạnh tay hơn”, anh nói. “Tiền sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân, bạn đầu tư càng sớm, số tiền bạn có khi về hưu sẽ càng nhiều”.

Ở những năm tuổi 20, anh cố gắng dành ra 10% thu nhập mỗi tháng gửi vào tài khoản tiết kiệm và các quỹ hưu trí cá nhân. “Tôi lựa chọn trích ra 10%, vì đây là tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư thường được khuyến nghị,” anh nói. “Đây là một bước khởi đầu tốt, tuy nhiên mới chỉ là mức tiết kiệm tối thiểu”.

Theo các chuyên gia tài chính cá nhân, mỗi người nên tự đặt ra cho mình một tỷ lệ tiết kiệm định kỳ phù hợp và dần dần tăng tỷ lệ đó lên theo thời gian cho đến đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Điều khiến Adcock nuối tiếc đó là đã duy trì tỷ lệ tiết kiệm này trong thời gian quá dài, khoảng nửa thập kỷ.

“Thực tế là tôi đã có thể tiết kiệm được nhiều hơn khi tôi còn độc thân, nhưng tôi đã không làm như vậy. Tôi khá hối hận vì đã để bản thân rơi vào trạng thái hài lòng quá mức với bản thân. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ mình có tiết kiệm, vậy là được rồi.

Nếu tôi tăng tỷ lệ tiết kiệm, tôi sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư và tôi có thể đã giàu hơn nhiều so với bây giờ” - Steve Adcock chia sẻ.

Nhưng cũng đừng quá mức hà tiện với bản thân

“Vấn đề của tôi là đã quen với lối sống của một sinh viên đại học, không tiêu tiền vào bất cứ thứ gì, cũng không thực sự tận hưởng điều gì”, Adcock thừa nhận. “Vậy nên khi tìm được một công việc, điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến là tiết kiệm!”.

Đến năm 2014, khi anh kết hôn, cả hai vợ chồng đều đồng lòng đặt mục tiêu nghỉ hưu sớm. Với họ, không điều gì quan trọng hơn việc tiết kiệm.

Tại thời điểm đó, thu nhập mỗi tháng của vợ chồng anh là 220 nghìn đô, tương đương 290 nghìn đô vào năm 2024, một con số lý tưởng với hầu hết người Mỹ. Nhưng với mục tiêu nghỉ hưu sớm nhất có thể, cặp đôi dành khoảng 70% thu nhập để dồn vào tiết kiệm và đầu tư vào quỹ hưu trí.

Để có thể chi tiêu trong khoảng 30% thu nhập thu nhập hàng tháng, Steve Adcock cho biết: “Thời mới kết hôn, vợ chồng tôi vẫn ở ghép với những người khác để giảm chi phí thuê nhà. Tiền ăn hay cả tiền di chuyển, điện thoại cũng cắt giảm ở mức tối đa".

Nếu dự định nghỉ hưu trong vòng 10 năm, có lẽ chúng tôi đã không chi tiêu khắt khe như vậy. Nhưng tôi muốn thoát khỏi áp lực công việc càng sớm càng tốt, điều đó đã trở thành động lực để vợ chồng tôi duy trì lối sống này.

Theo CNBC

Linh San

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên