MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ: Nỗi khổ khi phải gác lại cuộc sống, ước mơ để chăm lo cha mẹ già và con cái

31-03-2023 - 15:23 PM | Tài chính quốc tế

Trở thành người gánh vác cả gia đình là tình trạng phổ biến của những người Mỹ ở độ tuổi 30 và 40, trong đó, phụ nữ chiếm đa số.

Randi Schofield - một bà mẹ đơn thân 34 tuổi - đang trong giai đoạn chuyển biến lớn của cuộc đời. Cách đây không lâu, cô đã rời bỏ công việc mà mình đã gắn bó suốt 8 năm. Schofield đã kiệt sức và sẵn sàng cho một điều gì đó mới mẻ.

Schofield rút 30.000 USD từ tài khoản tiết kiệm của mình và dự định dành toàn bộ thời gian trong năm 2022 để mở một cửa hàng ăn uống nhỏ mà cô vẫn hằng mơ ước. Người phụ nữ này đặt cược toàn bộ vào công việc này, và dù khá mạo hiểm, cô đã có một kế hoạch trong đầu.

Chưa hết, cô còn xin làm việc bán thời gian theo hình thức online cho một văn phòng để trang trải hóa đơn tiền điện nước, đồng thời tiết kiệm cho kỳ nghỉ hè với hai cô con gái là Alicia (13 tuổi) và Amira (15 tuổi).

Nỗi thống khổ của thế hệ phải tạm dừng cuộc sống riêng để chăm sóc cha mẹ già và con cái - Ảnh 1.

Randi đã phải tạm dừng mọi kế hoạch để chăm sóc cho gia đình

Cuộc sống chệch hướng khi cha mẹ ngã bệnh

Cuộc sống gần như bước sang một trang mới, Schofield chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho học kỳ mới của các con. Nhưng mọi chuyện đột ngột chệch hướng khi cô nhận được tin tức cha mình bị tai nạn giao thông vào cuối tháng 1 năm 2022.

Khi cha của Randi, Keith Schofield (61 tuổi), đang lái xe trở về nhà từ phòng tập thể hình sau trận bão tuyết thì một chiếc ô tô từ làn bên cạnh đột nhiên mất lái và đâm vào xe của ông, đẩy nó ra khỏi cầu vượt xa lộ Cleveland. Vụ va chạm nghiêm trọng khiến Keith bị gãy xương đùi trái, cho đến thời điểm hoàn toàn hồi phục, ông không thể đi lại nếu không có sự trợ giúp.

Trên thực tế, dù không có vụ tai nạn, thì sức khỏe của ông vốn cũng nằm ở mức báo động. Những cơn đau tim khiến cha của Randi phải vào phòng cấp cứu gần như hàng năm, kệ thuốc trong nhà xếp đầy những chai lọ mà ông chẳng bao giờ uống đúng theo thời gian quy định. 

Thế nhưng với tính cách trẻ trung và sôi nổi, thật dễ để tin rằng ông vẫn đang rất ổn. Và nếu có một ngày nào đó Randi phải chăm sóc cha mình hàng ngày, thì đó cũng sẽ là một tương lai rất xa, khi cuộc sống của cô tốt đẹp và đầy đủ hơn bây giờ. Randi không thể nào ngờ ngày ấy sẽ đến sớm và đột ngột như thế này.

Ngày càng có nhiều người trẻ phải chăm sóc cha mẹ, gánh vác những công việc mà khó có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ người khác - nấu ăn, giúp cha mẹ tắm rửa, băng bó vết thương, và theo dõi sát sao để đảm bảo họ không bị ngã hoặc gặp tai nạn gì. Theo New York Times, số người lớn tuổi đang sống trong viện dưỡng lão chỉ chiếm chưa đầy 5% dân số từ 65 tuổi trở lên.

Nỗi thống khổ của thế hệ phải tạm dừng cuộc sống riêng để chăm sóc cha mẹ già và con cái - Ảnh 2.

Randi đang chăm sóc cho cha trong căn phòng ngủ của gia đình

Thế hệ "bánh mì kẹp" vừa chăm cha mẹ vừa nuôi con tăng mạnh về số lượng, giảm mạnh về độ tuổi

Trong cuộc khảo sát gần đây nhất về những người chăm sóc không được trả lương, AARP (một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào những vấn đề của người trên 50 tuổi) nhận ra rằng có gần 42 triệu người đang chăm sóc cho một thành viên lớn tuổi trong gia đình, nhiều hơn gấp 10 lần so với năm 1989. 

Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất ở người dưới 45 tuổi, với tỷ lệ tăng gấp 5 lần trong suốt 2 thập kỷ qua, từ 16% lên đến gần 66%. Nguyên nhân được cho là vì cha mẹ của họ - hầu hết thuộc thế hệ "bùng nổ trẻ sơ sinh" (Baby boomer - sinh ra từ năm 1946 đến 1964) - đang sống lâu hơn nhưng lại mắc nhiều bệnh mãn tính và khuyết tật hơn so với thế hệ trước.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết vào đầu năm 2021, có 34,1% người Mỹ từ 18 tuổi trở lên phải chăm sóc cho người lớn, hoặc chăm sóc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Trong một cuộc thăm dò khác, 60% những người chăm sóc lần đầu thuộc thế hệ 8x, 9x và gen Z.

Một số lượng chưa từng có những người ở độ tuổi 30, thậm chí là 20 tuổi, đang bước vào vị trí mà chuyên gia công tác xã hội Dothory A.Miller từng gọi là “vị trí đặc biệt" trong các gia đình hạt nhân ở Mỹ: vừa phải chăm sóc cha mẹ già, vừa phải nuôi nấng con cái.

Những người rơi vào vị trí này đang có độ tuổi trẻ hơn so với phiên bản mà Miller từng đề cập vào 4 thập kỷ trước, nhưng tất cả đều có cùng “tập hợp những sự căng thẳng không thể chia sẻ với ai", đó là: căng thẳng tài chính, thiếu sự hỗ trợ và mệt mỏi vì phải đảm nhiệm quá nhiều vai trò.

Gánh nặng không tưởng đè lên vai người chăm sóc, phần lớn là phụ nữ

Sau tai nạn của cha mình, Randi đã hoãn lại công việc bán thời gian để có thời gian chăm sóc ông trong giai đoạn hồi phục. Tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, cô nắm lấy tay cha và cầu nguyện suốt nhiều tuần liên tục. 

Đến tháng 3, ông rời bệnh viện và chuyển đến sống cùng cô. Randi cùng những người chị gái và anh rể đã hợp sức để chuyển hết đồ đạc ra khỏi căn phòng mà cô ở ban đầu để nhường chỗ cho một chiếc giường bệnh lớn, một chiếc ghế bọc da và tủ đầu giường. Thay vào đó, Randi chuyển vào ở phòng của Alicia phía bên kia hành lang chật hẹp. Mỗi đêm, cô có thể nghe thấy tiếng rít của bình oxy, hoà lẫn với tiếng tranh cãi của hai cô con gái nhỏ khi phải sống chung phòng.

Mỗi ngày của Randi đều tràn ngập một loạt nhiệm vụ: dọn sạch chất thải của người cha không thể di chuyển, cho ông uống thuốc, đo huyết áp vào sáng sớm và tối muộn, đưa ông đi tái khám ít nhất hai lần mỗi tuần. Không những thế, vết thương ở chân còn khiến căn bệnh tim và thận mãn tính của ông trở nên nghiêm trọng hơn.

Những kế hoạch tươi đẹp ban đầu biến mất, khát vọng của Randi cũng phai nhạt dần. Cuối cùng, cô đã từ bỏ hoàn toàn lời mời làm việc, và cũng đóng cửa trang web kinh doanh dịch vụ ăn uống của mình. Số tiền trợ cấp thất nghiệp mà cô nhận được hầu như chẳng đủ để chi trả cho những nhu cầu cơ bản. Sau khi thanh toán các hóa đơn thế chấp, thuế tài sản, thanh toán các khoản xe hơi, bảo hiểm, nước... số tiền còn lại chỉ vỏn vẹn 100 USD. Và chẳng bao lâu nữa, tấm séc đó cũng sẽ hết.

Khoản tiền tiết kiệm vốn được cho là sẽ kéo dài đến năm sau cũng dần cạn kiệt vì những khoản chi tiêu không lường trước. Randi không còn thanh toán hóa đơn vào ngày đầu của tháng nữa, thay vào đó, cô cố gắng kéo dài thời hạn lâu nhất có thể, đồng thời chỉ thanh toán số tiền tối thiểu để tránh các khoản phạt do trả chậm.

Keith vốn là một huấn luyện viên bóng rổ và nhân viên xã hội tại quận trong suốt 13 năm. Hai năm trước khi vụ tai nạn xảy ra, ông đã nghỉ hưu và nhận được khoản lương hưu 2.000 USD mỗi tháng. Khoản tiền này quá cao để ông có thể nhận được trợ cấp từ liên bang - một khoản tiền đáng lẽ đủ để trả cho Randi mức lương tối thiểu khi chăm sóc ông.

Hầu hết các hộ gia đình Mỹ kiếm được quá ít tiền để thuê điều dưỡng chuyên nghiệp hoặc chi trả cho các viện dưỡng lão, với chi phí rơi vào khoảng từ 3.000 USD (70 triệu VND) đến 8.500 USD (gần 200 triệu VND) một tháng. Nghịch lý nằm ở chỗ số tiền lương này lại là quá nhiều để họ nhận được trợ cấp từ chính phủ.

Trong cuộc khảo sát của AARP, khoảng 1/4  số người chăm sóc gia đình báo cáo rằng họ không thể duy trì các khoản tiết kiệm hoặc nợ nần nhiều hơn, gần 1/5 cho biết họ phải thanh toán hóa đơn muộn hoặc ngừng thanh toán hoàn toàn, thậm chí có 3% phải nộp đơn xin phá sản. Chưa hết, họ cũng có khả năng nhận được nhiều lời cảnh báo từ chủ lao động vì hiệu suất làm việc, khiến họ khó khăn trong việc thăng chức, thậm chí là bị sa thải.

Nỗi thống khổ của thế hệ phải tạm dừng cuộc sống riêng để chăm sóc cha mẹ già và con cái - Ảnh 4.

Randi ghi chép số liệu và chuẫn bị thuốc mỗi ngày cho người cha không thể tự di chuyển

Nói đúng ra, Randi không hề đơn độc vì mẹ và hai người chị em của cô cũng thường xuyên đến chăm sóc, đưa thức ăn và giúp ông tập đi lại. Đôi khi, họ thay phiên nhau túc trực qua đêm để Randi có thời gian ngủ bù. Cả nhà còn thường xuyên nhắn tin, gửi các hình ảnh hài hước để động viên lẫn nhau.

Thế nhưng những tin nhắn cũng dần trở nên thưa thớt, mâu thuẫn bắt đầu xảy ra giữa các thành viên khiến họ trở nên xa cách. Mẹ của Randi cho rằng họ nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp, trong khi Randi cho rằng điều dưỡng viên không thể lo lắng chu toàn cho cha. Đến khi mẹ Randi phát hiện rằng chồng mình có mối quan hệ tình cảm ngoài luồng, bà không còn muốn ở bên ông nữa.

Bạn gái của Keith từng là quản lý cửa viện dưỡng lão, vậy nên bà cũng thường xuyên đến giúp ông tắm rửa và đưa ông đi tái khám. Nhưng sự hỗ trợ ấy chẳng đáng là bao vì bà còn bận rộn với công việc của mình. Vào những đêm hai người cãi nhau, Randi chỉ hy vọng bà sẽ quay lại sớm để giúp đỡ mình.

Randi cũng có bạn trai, anh ấy tên DeMonta Cummings (28 tuổi) và làm nghề tài xế xe tải. Vào những ngày nghỉ, anh sẽ đưa cậu con trai 8 tuổi của mình đến để xem bóng đá cùng Keith hoặc đưa các cô con gái đi mua sắm, cuộc sống của ba mẹ con trở nên bừng sáng những lúc có hai người ở bên. Còn vào những lúc anh lên đường, cậu con trai thường sẽ ở lại để bầu bạn với mọi người.

Theo một nghiên cứu của nhân viên xã hội Elaine Brody, trong mỗi gia đình có cha mẹ già cần chăm sóc, thường sẽ có một “người gánh vác" hầu hết trách nhiệm, mặc dù về lý thuyết, những thành viên khác có thể giúp đỡ. Brody viết trong tạp chí Family Process vào năm 1966 rằng: "Hiện tượng này xuất hiện với tần suất đều đặn đáng kinh ngạc".

Những người gánh vác chính có thể sẵn sàng kiên nhẫn và hy sinh, nhưng không có nghĩa là họ không cảm thấy cay đắng với điều đó. Tình trạng này khiến mối quan hệ với các anh chị em trở nên xấu đi vì họ cảm thấy không công bằng. Ngày nay, phụ nữ vẫn là những người chăm sóc bố mẹ già chiếm đa số, dù số lượng nam giới trong thế hệ 8x và 9x đời đầu chiếm gần một nửa.

Cuộc sống bế tắc và những vấn đề tâm lý bủa vây

Hai tháng sau khi chuyển đến sống cùng Randi, bác sĩ tuyên bố rằng nếu không phẫu thuật, Keith chỉ còn sống được tối đa là 1 năm nữa. Điều này buộc ông phải cấy ghép tim và thận càng sớm càng tốt.

Mối quan hệ trong gia đình ngày càng trở nên tồi tệ khi Randi tình cờ nghe được cha mình nói chuyện điện thoại với ai đó rằng những người con gái khác của ông không thường xuyên đến vì họ không nỡ nhìn thấy ông đau ốm. Khi đó, Randi tự hỏi: Vậy ông nghĩ rằng cô thích nhìn cha mình ốm yếu, nhìn ông mỗi sáng ngả người mệt mỏi trên ghế dựa và khó khăn hít thở hay sao?

Nỗi thống khổ của thế hệ phải tạm dừng cuộc sống riêng để chăm sóc cha mẹ già và con cái - Ảnh 5.

Đã nhiều lần, người phụ nữ tội nghiệp lo sợ tâm lý bất ổn của bản thân sẽ làm hại đến các thành viên trong gia đình

Bên cạnh đó, cô cũng tự trách mình vì quá bận rộn với việc hồi phục sức khỏe và thanh toán hóa đơn của cha mà bỏ bê hai cô con gái nhỏ. Đã rất lâu cô không cùng chúng đi xem phim hay đi trung tâm thương mại.

Ngày phẫu thuật ngày càng đến gần, Randi cố tỏ ra lạc quan, nhưng trong đầu người mẹ đơn thân vẫn có quá nhiều câu hỏi: Khi nào cha có thể bắt đầu vật lý trị liệu trở lại? Khi nào cô có thể tìm việc mới?

Vào mùa hè năm đó, khi các hóa đơn chất đống, Randi và DeMonta quyết định chuyển đến sống cùng nhau. Anh trở thành đối tượng duy nhất mà cô có thể chia sẻ về những khúc mắc của mình, về cảm giác cuộc sống đang bị dừng lại, về sự nghi ngờ, lãng phí, cảm giác tội lỗi và sự tức giận đè nặng trên vai.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, sự suy sụp nghiêm trọng nhất diễn ra vào tháng thứ 6 sau khi cha cô đến ở cùng. Vào một đêm tháng 9, Randi đợi đến khi mọi người đi ngủ rồi lẻn ra xe và lái đi. Cô gọi cho DeMonta và nói rằng mình không thể chịu đựng được nữa, đồng thời cô cũng lo rằng mình sẽ trở thành mối nguy hiểm cho người thân. 

Hành động này của cô khiến các thành viên trong gia đình hoảng sợ, thậm chí còn gọi cho cảnh sát. Họ hoàn toàn có quyền cảm thấy như thế, vì vào năm 21 tuổi, Randi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực và phải nhập viện điều trị nhiều lần sau khi sinh con.

Randi đã ngồi bên ngoài căn hộ của cha mình khoảng 10 phút cho đến khi con gái cô, Amira, gọi điện và nói rằng con bé đang cảm thấy lo lắng cho mẹ. Chính vì thế, cô đã trở về nhà. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, cô lại biến mất một lần nữa, rồi lại trở về với gương mặt giàn giụa nước mắt.

Đến tháng giêng năm sau, cha cô bắt đầu hồi phục chậm hơn. Cuộc phẫu thuật thứ hai đã giúp chân ông tránh được việc nhiễm trùng, nhưng lại khiến ông trở nên yếu hơn bao giờ hết. Randi lại một lần nữa rơi vào suy sụp. 

Mọi chuyện còn tệ hơn nữa khi mẹ của Randi đến và mang theo một tin tức khác: bà bị mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn 1, nhưng may mắn thay đã được phát hiện sớm. Bà sẽ cần xạ trị hàng ngày và cuối cùng là thực hiện liệu pháp hormone, nhưng ít nhất bà cũng đủ khỏe để tự xoay sở vào thời điểm này.

Theo Sông Thương

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên