MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Nắn' dòng tiền vào các dự án

15-12-2021 - 07:52 AM | Tài chính - ngân hàng

'Nắn' dòng tiền vào các dự án

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Việt Nam đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế do Bộ KH&ĐT đang dự thảo nên có giải pháp nhằm “nắn” dòng tiền chảy vào sản xuất.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, theo kế hoạch, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sẽ trình lên Quốc hội vào phiên họp bổ sung cuối năm 2021. Về nội dung cơ bản, chương trình phục hồi gồm các nhóm giải pháp chủ yếu gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, kích thích đầu tư công, cải cách hành chính...

"Bộ KH&ĐT cho rằng, nhóm giải pháp này đã đủ mạnh và cơ bản bao quát hết các lĩnh vực cần hỗ trợ cũng như cấu trúc của nền kinh tế, hướng tới phục hồi nhanh và phát triển sau khi kiểm soát được đại dịch. Bộ KH&ĐT đã báo cáo Chính phủ thời gian áp dụng chương trình này khoảng 2 năm, tập trung chủ yếu vào năm 2022 và 2023. Tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh, một số giải pháp sẽ phải kéo dài thêm. Ví dụ như các dự án đầu tư công có quy mô lớn, điển hình là cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025. Đây là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn và trong thời gian dài, do đó rất khó có thể thực hiện trong 2 năm. Như vậy, thời gian sẽ gắn với mục tiêu phát triển và chủ yếu tập trung trong năm 2022, 2023", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

"Câu chuyện của những người thiết kế gói kích thích hiện nay là họ đang muốn làm sao để chuyển đổi lượng tiền thực tế đã bơm ra nhưng chưa được sử dụng sẽ quay trở về đúng mục tiêu, là đi vào các dự án về hạ tầng, an sinh xã hội…".

TS Quách Mạnh Hào, Giảng viên Đại học Lincoln (Vương Quốc Anh)


Theo TS Quách Mạnh Hào, Giảng viên Đại học Lincoln (Vương Quốc Anh), nếu được thông qua thì đây là lần thứ 2 Việt Nam có gói kích thích kinh tế. Bối cảnh kinh tế của gói kích thích lần 2 khác hoàn toàn so với lần 1 (năm 2009). Năm 2009, kinh tế chuyển từ trạng thái thiếu tiền sang thừa tiền. Và việc bơm thanh khoản quá mức đã dẫn tới sự tăng trưởng của các thị trường tài sản, trong đó có chứng khoán.

"Năm nay, tiền trên thị trường rất nhiều, thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn dồi dào. Tiền nhiều, cộng với cỗ máy kinh tế chưa thể khôi phục để chạy đã khiến thị trường chứng khoán tăng", ông Hào nói và cho biết, gói kích thích kinh tế sẽ không bơm tiền mới. "Câu chuyện của những người thiết kế gói kích thích hiện nay là họ đang muốn làm sao để chuyển đổi lượng tiền thực tế đã bơm ra nhưng chưa được sử dụng sẽ quay trở về đúng mục tiêu, đi vào các dự án về hạ tầng, an sinh xã hội… Điều này cũng giải quyết được bài toán rủi ro lạm phát", ông Hào nói.

Theo Ngọc Linh - Việt Linh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên