"Nát gan, hỏng thận, hại dạ dày" đều từ 5 quen sinh hoạt này mà ra: Nếu không muốn sớm gặp tử thần, hãy nhanh chóng loại bỏ ngay
Có một số thói quen rất lành mạnh trong cuộc sống nhưng thực tế lại có thể gây hại cho sức khỏe nhiều nhất. Đừng mù quáng và đừng sử dụng sai các phương pháp giữ gìn sức khỏe. Đừng biến việc bảo toàn sức khỏe thành chấn thương. Điều này sẽ ngược lại với mục đích ban đầu. Nếu có vấn đề về sức khỏe thì làm sao nói đến chuyện giữ gìn sức khỏe?
Sức khỏe là mục tiêu muôn đời của con người. Không bệnh tật, không thiên tai là trạng thái tốt nhất.
Trên thực tế, không có gì sai khi theo đuổi sức khỏe, nhưng phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng phương pháp.
Có một số thói quen tưởng chừng như lành mạnh trong cuộc sống nhưng lại gây hại cho cơ thể nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn đừng vì thế mà hiểu lầm việc giữ gìn sức khỏe mà khiến sức khỏe của mình bị ảnh hưởng.
Những thói quen có vẻ lành mạnh nào trong cuộc sống lại làm tổn thương cơ thể
1. Thích ăn canh đặc
Nước canh càng ninh lâu, càng đặc thì hàm lượng purin trong canh càng cao gây hại cho cơ thể. Ảnh: Aboluowang
Trong suy nghĩ của nhiều người, muốn giữ gìn sức khỏe thì phải nấu nhiều canh. Canh càng đặc thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Đặc biệt một số món ăn như súp gà và súp xương được mọi người khen ngợi rất nhiều. Thực tế, đây là một suy nghĩ sai lầm. Nước canh càng ninh lâu, càng đặc thì hàm lượng purin trong canh càng cao. Ăn quá nhiều purin sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể gây ra bệnh gút và ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.
2. Sử dụng các sản phẩm chức năng như một bữa ăn
Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen bổ sung các sản phẩm chức năng và vitamin dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe này không thể dùng như một bữa ăn mà chỉ có thể được sử dụng như một chất bổ sung khi lượng dinh dưỡng hàng ngày không đủ.
Nhiều loại thực phẩm chức năng chứa vitamin nhưng có loại vitamin tan trong nước, loại tan trong dầu. Vitamin tan trong nước thì có thể thải trừ được nếu uống nhiều nhưng với vitamin tan trong dầu, nếu dùng quá nhiều thì nó sẽ tích lũy tại gan, lâu dài có thể dẫn đến ngộ độc. Ảnh: Aboluowang
Nếu bạn sử dụng quá nhiều các sản phẩm chức năng, điều này sẽ mang lại gánh nặng lớn cho gan, thậm chí gây tổn thương gan. Cũng có một số người thích uống thuốc bắc để giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bắc, bạn không được uống tùy tiện mà phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Uống thuốc bắc một cách mù quáng cũng dễ gây tổn thương gan do thuốc.
3. Đi 10.000 bước mỗi ngày
Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày quả thực là một phương pháp cải thiện sức khỏe được nhiều người khuyên dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Một số người có vấn đề về đầu gối, hoặc những người có cơ địa cân nặng lớn, hay những người lớn tuổi không thích hợp để đi bộ 10.000 bước mỗi ngày.
Việc đi bộ này sẽ mang lại gánh nặng lớn cho sức khỏe tổng thể, khiến các vấn đề hiện có càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, nên tập luyện vừa sức, chọn cường độ phù hợp và điều chỉnh thời gian theo tình hình cụ thể. Bạn đừng nóng vội mở "cánh cửa" thành công để rồi thúc ép bản thân. Lợi ích sức khỏe của việc đi bộ là tồn tại mãi mãi. Nhưng bạn phải làm những gì trong khuôn khổ chịu đựng của cơ thể, không cần ép bản thân đi bộ 10.000 bước mỗi ngày.
4. Thích ngủ trên giường cứng
Giường cứng không phù hợp với đường cong bình thường của cột sống. Điều này sẽ gây áp lực lên cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể. Ảnh: Aboluowang
Một số người cao tuổi đặc biệt thích ngủ trên giường cứng. Họ cho rằng giường cứng rất tốt cho cột sống. Trên thực tế, mặc dù ngủ trên giường có độ cứng nhất định sẽ giúp loại bỏ áp lực lên đĩa đệm và giảm đau lưng nhưng điều này cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Từ đó, có những lợi ích khác nhau và không thể khái quát hóa.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giường cứng không phù hợp với đường cong bình thường của cột sống con người, không có cách nào để nâng đỡ thắt lưng. Do đó, sau một thời gian dài, cơ thể cũng như cột sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên kê thêm một chiếc đệm êm ái để tạo điểm tựa cho phần eo.
5. Thích ăn khi còn nóng
Ăn khi còn nóng là lời khuyên mà nhiều người lớn tuổi dành cho các bạn trẻ nhưng thực chất đây lại là một thói quen rất xấu. Thức ăn mới chế biến xong rất nóng. Mặc dù để vài phút nhưng nhiệt độ vẫn cao. Nếu ăn ngay lúc này, niêm mạc miệng và niêm mạc thực quản sẽ bị bỏng. Nhiệt độ cao nhất mà niêm mạc miệng và niêm mạc thực quản có thể chịu được là 50 ° C đến 60 ° C. Nhiệt độ của thức ăn vừa được ra khỏi nồi lại vượt xa phạm vi này. Do đó, thói quen ăn khi còn nóng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản theo thời gian. Vì vậy tốt hơn hết bạn nên sửa chữa càng sớm càng tốt.
Theo Aboluowang