MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ

25-07-2020 - 14:18 PM | Sống

Đổ mồ hôi không chỉ đơn giản là làm mát cơ thể khi bạn quá nóng, mà nó còn có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm bệnh.

Tại sao con người đổ mồ hôi?

Mồ hôi được tiết ra bởi các tuyến mồ hôi. Các tuyến mồ hôi được chia thành tuyến mồ hôi lớn và tuyến mồ hôi nhỏ. Tuyến mồ hôi lớn bao gồm nách, quầng vú, âm hộ… Tuyến mồ hôi nhỏ hầu như có trên da khắp cơ thể, trên cơ thể có koảng 2 – 5 triệu lỗ chân lông.

Trong cả hai trường hợp dưới đây, mọi người đều sẽ đổ mồ hôi

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 1.

Đổ hồ hôi khi hoạt động là điều điều kiện sinh lý bình thường

Thứ nhất là hoạt động phản xạ trong điều kiện sinh lý bình thường: Trong khi tập thể dục, làm việc hoặc trong môi trường nhiệt độ cao, sự sản sinh nhiệt của cơ thể sẽ tăng lên và các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra mồ hôi, khi mồ hôi bốc hơi sẽ giúp làm giảm lượng lớn nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, khi mọi người bị căng thẳng về tinh thần hoặc cảm xúc cũng sẽ đổ mồ hôi.

Thứ hai mồ hôi là tín hiệu của bệnh: Mồ hôi cũng là một phong vũ biểu của cơ thể chúng ta. Một số tín hiệu đổ mồ hôi bất thường chính là những cảnh báo từ cơ thể. Người xưa thường nói: "Mồ hôi từ đâu chảy ra, bệnh tật cũng tại chỗ đó".

Cơ thể có những bộ phận này đổ mồ hôi, chứng tỏ sức khỏe có vấn đề, đừng nghĩ đó là do nóng, mọi người nhất định phải chú ý.

1. Mồ hôi đầm đìa sau cổ

Đổ mồ hôi ở sau cổ quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp. Bệnh nhân tiểu đường thường bị hạ đường huyết do chức năng insulin bất thường. Nếu không được xử lý đúng cách, tai nạn thường xảy ra. Do đó, cần nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết càng sớm càng tốt: đổ mồ hôi (đặc biệt là ra nhiều mồ hôi ở sau cổ và chân tóc), đánh trống ngực, run tay, đói, yếu,…

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 2.

Đổ hồ hôi quá nhiều sau cổ cẩn thận do hạ đường huyết

Nếu có thể, trước tiên hãy đo lượng đường trong máu trước để xem nó có dưới 3,9 mmol/L hay không. Nếu có nên ăn một số thực phẩm có đường, chẳng hạn như kẹo, bánh quy hoặc đồ uống có đường (1/3 - 1/2 cốc), để giúp tăng lượng đường huyết.

2. Mồ hôi một phần cơ thể

Biểu hiện là một bên cơ thể đang đổ mồ hôi, và bên còn lại không có mồ hôi. Tình trạng này thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người. Cần lưu ý rằng mồ hôi một phần cũng có thể là tiền thân của đột quỵ. Nếu có mồ hôi một phần, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, bất tỉnh và các triệu chứng khác, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Mọi người đều biết rằng đột quỵ rất nguy hiểm, không chỉ xảy ra đột ngột, mà còn đe dọa đến tính mạng và một số người thường để lại di chứng ngay cả khi họ được giải cứu. Do đó, việc xác định sớm là rất quan trọng và bạn phải thận trọng một khi nó xuất hiện và gọi cấp cứu ngay lập tức.

3. Đổ mồ hôi mũi

Một số người khi bắt đầu làm việc gì đó là lại đổ mồ hôi ở mũi, nguyên nhân là do phổi của bạn rất yếu và cần điều khí, hệ miễn dịch đang rất kém, cần phải nâng cao sức đề kháng. Để giảm tình trạng này, cần ăn những thực phẩm bổ phổi trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó cần tập những bài tập cho cánh tay vì đây là bộ phận liên kết với phổi chặt chẽ nhất, tập cánh tay sẽ có tác dụng điều hòa chức năng của phổi.

Có 2 hiểu lầm nhỏ về đổ mồ hôi

1. Đổ mồ hôi có thể giải độc không? Không thể!

Nếu bạn bị đổ mồ hôi ở những khu vực này thì cơ thể đang gặp vấn đề, một trong số đó là dấu hiệu của đột quỵ - Ảnh 3.

Đổ mồ hôi chính là tình trạn mất nước, ít có tác dụng thải độc

 Có rất nhiều lợi ích của việc đổ mồ hôi đối với sức khỏe, nhưng nó thực sự không thể giải độc. Thực tế, 99% mồ hôi là một chất chuyển hóa bình thường của cơ thể con người, và dưới 1% còn lại là chất thải chuyển hóa mô. Bạn nên hiểu, mồ hôi này là nước chứ không phải độc.

2. Đổ mồ hôi nhiều khi ăn, có bị ốm không?

Đổ mồ hôi trong khi ăn cũng là một hiện tượng sinh lý. Do vị giác trên lưỡi có nhiều thụ thể, những thụ thể này sẽ gửi tín hiệu mồ hôi đến não khi chúng được chạm vào bởi thức ăn ngon. Tuy nhiên, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường, trước đó người không đổ mồ hôi quá nhiều, trong thời gian ngắn ra nhiều mồ hôi, đặc biệt khi ăn mồ hôi đầm đìa, thì hãy cẩn thận về bệnh thần kinh tự trị, cố gắng đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nhớ làm những điều này sau khi đổ mồ hôi

Ăn nhiều rau giàu natri và kali: Bạn nên ăn nhiều canh rau, chẳng hạn như canh nấu từ rau cải và rau bina. Bởi vì những loại rau này rất giàu natri và kali, và hàm lượng vitamin cũng cao, chúng có thể bổ sung lượng muối bị mất do đổ mồ hôi.

Uống nước muối loãng: Khi đổ nhiều mồ hôi, không chỉ mất nước mà cả muối (chất điện giải) cũng bị mất. Về lý thuyết, cần bổ sung nước và muối. Lưu ý: Những người thường xuyên tập thể dục cường độ cao, chạy marathon hoặc công nhân luyện thép làm việc ở nhiệt độ cao, nên uống nước muối loãng.

Theo QQ, Ettoday

Theo Hà Vũ

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên