Nếu cứ nhăm nhăm đào "bầu sữa" nhà nước thì xe buýt đương nhiên sẽ không hiệu quả
Nếu doanh nghiệp xe buýt cứ "nhăm nhăm vào trợ giá mà bản chất muốn đào bầu sữa của Nhà nước thì đương nhiên không hiệu quả".
- 26-07-2022Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 xếp thứ mấy trong khối ASEAN theo dự báo của các tổ chức quốc tế?
- 25-07-20224 vùng kinh tế trọng điểm đóng góp bao nhiêu vào quy mô GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022?
- 22-07-2022Quy mô GDP Việt Nam năm 2022 đạt bao nhiêu tỷ USD theo các dự báo mới nhất?
Dù được trợ giá nhưng có những doanh nghiệp xe buýt cứ "đến hẹn lại than lỗ", "người dân - khách hàng vẫn quay lưng", trong khi đó theo tính toán của các chuyên gia, doanh nghiệp có uy tín "thì không thể lỗ được" và thực tế như báo chí phản ánh, ở Bắc Giang 100% xe buýt không được trợ giá đang làm ăn hiệu quả.
Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiên cứu thị trường sau đó xây dựng kế hoạch và quyết tâm thực hiện, với quyết tâm của họ, không cần trợ giá vẫn có lãi. Nếu làm tốt, trợ giá là thừa.
Còn về các doanh nghiệp khác, nếu nhăm nhăm vào trợ giá mà bản chất muốn đào "bầu sữa "của Nhà nước thì đương nhiên không hiệu quả".
Nếu doanh nghiệp xe buýt chú ý đến chất lượng dịch vụ, khách được phục vụ tốt, an toàn và những mục tiêu đặt ra đạt được… thì sẽ có hiệu quả kinh tế. Yếu tố chủ quan quyết định chứ không chỉ may mắn.
Như vậy, có thể thấy rõ một công thức là: Phương tiện hiện đại + chất lượng tốt, hài lòng khách hàng = hạch toán tốt…
Vì sao đã cố gắng "CẢI" nhưng xe buýt vẫn chưa "TIẾN"
Nêu quan điểm về việc nhiều địa phương đã cố gắng "CẢI" nhưng xe buýt vẫn chưa "TIẾN", ông Đào Viết Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Phương Trang cho rằng: Trước mắt muốn "CẢI" hay "TIẾN" gì thì phải minh bạch trong hoạt động. Đó là cam kết của doanh nghiệp đối với bộ máy chính quyền.
Thực tế hiện nay rất nhiều bến xe bus của các tỉnh chất lượng phương tiện xuống cấp, bị phản ánh về thái độ phục vụ, đội ngũ nhân viên lái xe gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của xe buýt trong lòng người dân.
Theo ông Ánh: Cái này xuất phát từ hai lý do chính. Thứ nhất xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp vận tải vì mục tiêu lợi nhuận mà bỏ quên trách nhiệm xã hội, từ đó thiếu sự đầu tư, đổi mới, thiếu chuyên nghiệp khiến xe buýt càng ngày càng đi xuống.
Thứ hai, ở một số tỉnh thành phố, các giải pháp nâng cao chất lượng xe buýt chưa được đồng bộ, nên chưa đi vào thực tiễn đời sống./.
VGP