Ngân hàng cảnh báo hacker lợi dụng dịch Corona để phát tán mã độc, chiếm đoạt tài khoản
Ngân hàng MSB vừa đưa cảnh báo về việc một số đối tượng lợi dụng thông tin về dịch Corona để phát tán mã độc để lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản khách hàng.
- 11-02-2020Dịch virus corona sẽ tác động thế nào tới lạm phát?
- 11-02-2020Nhà đầu tư mua vàng không ngừng khi nỗi lo với cúm corona trở lại
Ngân hàng cho biết, hiện các thông tin cập nhật về dịch bệnh và cách phòng tránh dịch viêm phổi do chủng mới của virus nCoV thường xuyên được gửi qua email, tin nhắn SMS hoặc các ứng dụng mạng xã hội. Một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động này để gửi email phát tán mã độc (emotet) hoặc lừa người dùng cung cấp thông tin bằng phishing email.
Để tránh tiếp cận thông tin từ các đường link lạ, độc giả có thể cập nhật các thông tin, bài viết, ảnh, video từ nguồn uy tín và chất lượng về Cẩm nang phòng chống dịch Tại đây
Các email/tin nhắn lừa đảo có tiêu đề và nội dung liên quan đến dịch bệnh corona. Sau đó, người dùng được yêu cầu click vào đường link đính kèm trong email. Khi truy cập vào link hoặc đơn giản chỉ click mở email/tin nhắn, thiết bị của người dùng có khả năng cao bị mã độc xâm nhập và đánh cắp thông tin. Trong một vài trường hợp khác, đối tượng yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng nhập Internet Banking để chiếm đoạt tài tiền từ tài khoản.
MSB lưu ý khách hàng không cung cấp mật khẩu trong bất kỳ trường hợp nào, không mở email từ địa chỉ gửi email lạ, không truy cập, cung cấp thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu, OTP) hoặc thẻ vào đường link lạ được đính kèm trong email. Khách cũng cần xem kỹ mục đích sử dụng của OTP và liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ trong trường hợp nghi ngờ bị lộ thông tin thẻ hoặc ngân hàng điện tử.
Trước đó, CyRadar hay Kaspersky cũng đưa ra cảnh báo về việc kẻ gian lợi dụng dịch virus corona để phát tán mã độc.
Đại diện Cyradar cho rằng các email kèm mã độc được dự đoán sẽ tiếp tục được gửi đến những đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra, trong đó có Việt Nam. Những email này có tiêu đề kêu gọi người dùng nhấp vào đường link để nhận được thông tin mới nhất về dấu hiệu bệnh lý và cách phòng chống virus nCoV.
Nếu người dùng truy cập đường link đó, sẽ nhận được đường truy cập đến một website giả mạo nhằm đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng. Loại mã độc được phát tán là Emotet - mã độc từng được sử dụng trong các chiến dịch tấn công trước đây, ra đời vào năm 2014 và gây nhiều thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai