MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng tổng lực gửi "thuốc giảm đau" hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động

30-03-2020 - 20:47 PM | Tài chính - ngân hàng

Các ngân hàng đồng loạt đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi Covid-19.

Bài 1: Bốn ngân hàng mạnh tay góp phần "giảm đau kinh tế"

Chia sẻ với truyền thông chiều 30/3, ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng giám đốc thường trực HDBank cho biết ngân hàng này đang triển khai đồng loạt các biện pháp nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, HDBank đã trao tặng 10 tỷ đồng thông qua Mặt trận tổ quốc Việt Nam, góp phần chung tay phòng chống dịch Covid-19 và hạn hán, xâm mặn ở miền Tây; tặng 1.000 giường y tế, giá trị tương đương 3 tỷ đồng cho Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh; và tặng thẻ BHYTcho bà con trên cả nước để chăm sóc sức khỏe- đây là hoạt động thường xuyên với 25.000 thẻ BHYT đã trao đi trong nhiều năm qua.

Đối với khách hàng, ngân hàng có gói lãi suất ưu đãi 10.000 tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, lãi suất linh hoạt chỉ từ 6,5%/năm. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HDBank dành 5.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi chỉ 6,5%/năm. Ngân hàng cũng dành 3.000 tỷ đồng tài trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị-vật tư y tế... Ngoài ra còn có gói 1.000 tỷ đồng cho chuỗi nông nghiệp nông thôn (SP Lộc Trời) đảm bảo sản xuất cung ứng lúa gạo cho cả nước đồng thời tiếp sức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang có khó khăn vì xâm hạn mặn ở ĐBSCL. 

Cùng với đó là các gói giảm lãi suất vay ưu đãi từ 2-4,5% cho các khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh trong cả nước. Đặc biệt ngân hàng cho vay với lãi suất giảm đến 5%/năm so với lãi suất thông thường cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tiền trả lương cho người lao động giúp di qua giai đoạn cao điểm dịch bùng phát.

Song song với các gói tín dụng, nhằm khuyến khích khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tăng cường giao dịch online, thanh toán qua phương tiện ứng dụng công nghệ số, góp phần giảm thiểu sử dụng tiền mặt trong mùa dịch, HDBank còn triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích giúp khách hàng chủ động thực hiện các giao dịchgiải ngân, thanh toán tự động, kiểm tra thông tin lãi suất, cân đối và chủ động tài chính trên nền tảng thiết bị điện tử hoặc điện thoại thông minh chỉ trong vòng một vài phút. 

Với người lao động, theo Phó tổng giám đốc thường trực HDBank, ngân hàng triển khai mua gói bảo hiểm cho tất cả các cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó ngân hàng cũng thực hiện tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; Hỗ trợ thiết bị ngăn ngừa dịch cho nhân viên và khách như khử khuẩn, rửa tay, khẩu trang và lập phương án ứng phó dịch bệnh trong toàn ngân hàng.

Ngân hàng tổng lực gửi thuốc giảm đau hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động - Ảnh 1.

Cũng trong ngày 30/3, tại Vietcombank đã tổ chức hội nghị cầu truyền hình trực tuyến toàn hệ thống để đánh giá việc triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được Vietcombank chủ động thực hiện từ đầu tháng 2. Báo cáo của ngân hàng cho biết, tổng dư nợ các ngành/lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID – 19 được Vietcombank hỗ trợ, ưu đãi lãi suất thấp hơn 0,5% - 1,5% so với mặt bằng lãi suất chung đến nay đã lên tới trên 112.700 tỷ đồng; thực hiện đồng loạt giảm phí giao dịch ngân hàng điện tử 24/7 cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Song song với đó, từ ngày 23/01/2020 đến nay, Vietcombank đã thực hiện giải ngân cho vay mớihơn  41.200 tỷ đồng góp phần hỗ trợ đáng kể cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19  đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền. Ngân hàng cũng rà soát đánh giá các phương án sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính, dòng tiền để có những tư vấn và hỗ trợ phù hợp cho khách hàng. Tổng dư nợ của các khách hàng có gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được Vietcombank giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay là  trên 8.200 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nhiều trường hợp trong tổng số hơn 50.000  tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng  bởi dịch COVID-19 sẽ được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.

Với cộng đồng, Vietcombank đã trao tặng 10 tỷ đồng cho công tác phòng, chống COVID-19 do UB TƯ MTTQ Việt Nam phát động và hỗ trợ 2 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi cho 7 cơ sở quân đội thuộc Quân khu I và Quân khu II được giao nhiệm vụ tiếp nhận, cách ly người dân trở về từ vùng dịch; Giao Chi nhánh Hưng Yên thực hiện hỗ trợ hơn 2,6 tỷ đồng cho Sở Y tế Hưng Yên mua 1 xe cứu thương và 2 máy siêu âm màu xách tay; Chi nhánh Hà Tĩnh hỗ trợ 500 triệu đồng cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện Hương Sơn và hỗ trợ 500 triệu đồng cho Sở y tế tỉnh Hà Tĩnh để mua các dụng cụ y tế cần thiết...

Ngân hàng tổng lực gửi thuốc giảm đau hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động - Ảnh 2.

Vietcombank họp bàn hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Trong khi đó tại BIDV, từ ngày 23/3 vừa qua ngân hàng đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngân hàng để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid – 19. Ngân hàng cho biết, nhằm hỗ trợ khách hàng, hiện nay ngân hàng đang thực hiện miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ ngân hàng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với mức độ thiệt hại của khách hàng, nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ ngân hàng; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá về khả năng trả nợ đầy đủ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp với phương án/kế hoạch trả nợ của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19; Cho vay mới đối với phương án/dự án sản xuất kinh doanh khả thi để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu, trả nợ ngân hàng…

Song song đó, ngân hàng triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn vay ngân hàng và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Chẳng hạn hạ lãi suất cho vay mới đối với khách hàng từ 0,5% đến 1,2% theo từng kỳ hạn, đồng thời đưa ra các gói tín dụng chuyên biệt với lãi suất ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Ví dụ gói tín dụng hỗ trợ khách hàng cá nhân với quy mô 5.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay từ 5,5% - 6,5% theo từng kỳ hạn; Gói tín dụng hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp: 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD với mức giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với khoản vay bằng USD; Gói tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô 100.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay giảm 1% so với lãi suất thông thường.

Ngân hàng tổng lực gửi thuốc giảm đau hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động - Ảnh 3.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích và tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng, giảm thiểu khả năng lây nhiễm dịch do virus Corona, BIDV triển khai các chính sách giảm phí giao dịch, các chương trình khuyến mại để khuyến khích khách hàng giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử, chẳng hạn giảm hơn 70% phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hang – là ngân hàng có mức phí thấp nhất trong nhóm 4 NHTM nhà nước; giảm 50% phí chuyển tiền cho khách hàng doanh nghiệp, miễn phí đối với khách hàng sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử, miễn phí dịch vụ hải quan điện tử, miễn phí dịch vụ nhờ thu thuế xuất nhập khẩu đối với các giao dịch nộp thuế cho Kho bạc nhà nước có tài khoản tại BIDV.

Với hoạt động an sinh xã hội, BIDV đã ủng hộ 10 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Công đoàn BIDV cũng hỗ trợ các công đoàn cơ sở mua trang thiết bị phòng chống dịch với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng.

Tại VPBank, ngân hàng này cũng đang dốc sức hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng và chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Với cộng đồng, ngân hàng cùng Công ty con FE Credit đã ủng hộ 15 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phục vụ công tác chống dịch, và tiếp tục triển khai các hoạt động thiện nguyện, hướng tới những cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ, tình nguyện viên đang trực tiếp xử lý nơi tuyến đầu.

Với doanh nghiệp, ngân hàng giảm lãi suất tới 1,5%/năm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất cho khách hàng...Ngoài ra còn giảm và miễn phí dịch vụ cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp...

Ngân hàng tổng lực gửi thuốc giảm đau hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động - Ảnh 4.

Trong nội bộ ngân hàng, ngay từ khi có dịch bệnh xảy ra đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, lập đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý các trường hợp rủi ro; thường xuyên phun thuốc khử khuẩn tại các không gian làm việc; trang bị thiết bị đo thân nhiệt, cung cấp nước rửa tay sát khuẩn tại các điểm tập trung đông người; yêu cầu nhân viên đeo khẩu trang toàn thời gian làm việc; hạn chế tối đa việc di chuyển tới các vùng dịch; áp dụng triệt để chính sách cách ly đối với nhân viên có tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Ngoài ra, ngân hàng còn áp dụng cơ chế phân tán nhân sự ra các tòa nhà khác nhau, và bắt đầu từ ngày 23/3, VPBank triển khai giải pháp làm việc tại nhà đối với nhiều bộ phận.

(Còn nữa...)

Ngân hàng tổng lực gửi thuốc giảm đau hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động - Ảnh 6.

Hằng Kim

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên