Nghiên cứu 176 người Nhật trên 100 tuổi: Điểm chung của trường thọ chính là sở hữu 1 "đặc điểm" này trong cơ thể
Ngoài sở hữu một hệ vi sinh đường ruột đặc biệt, người Nhật trăm tuổi còn xem 2 thói quen này như chìa khóa vàng để trường thọ.
- 18-07-2024Khảo sát 200.000 người của ĐH Harvard: Càng ăn nhiều loại thịt này càng dễ mắc bệnh tiểu đường
- 11-07-2024Khảo sát 1.000 người trăm tuổi: Mẫu số chung của những ai sống lâu không phải tập thể dục mà là 2 điểm này
- 29-06-2024Khảo sát của ĐH Harvard: Nam giới càng "khoái" 4 thói quen này càng dễ sống thọ, sinh lực tốt
Là quốc gia luôn đứng top đầu trong số những quốc gia sống thọ nhất thế giới, bí quyết kéo dài tuổi thọ của người Nhật luôn khiến cả thế giới phải tò mò. Mới đây, một nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phần nào tiết lộ bí mật thực sự nằm sau sự trường thọ của người dân nước này.
Theo Mirror.co.uk, nghiên cứu này được thực hiện trên 176 người Nhật trên 100 tuổi. Kết quả cho thấy nhận thấy điểm chung của họ là đều có hệ vi khuẩn đường ruột đặc biệt. Cụ thể, Tiến sĩ Joachim Johansen, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột của những người Nhật cao tuổi tạo ra các phân tử hoàn toàn mới giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
"Nếu ruột của họ được bảo vệ tốt, không bị nhiễm khuẩn thì đó có lẽ là một trong những điều khiến họ sống lâu hơn những người khác", Tiến sĩ Joachim Johansen nói.
Cũng theo nghiên cứu, những người trăm tuổi ở Nhật Bản cũng có rất nhiều loại vi khuẩn và virus trong ruột của họ. Cùng với đó, các đánh giá khoa học mới nhất cho thấy tuổi thọ của con người thực sự có liên quan đến cách thức nhân rộng của vi khuẩn để chống lại các bệnh thông thường.
Phó giáo sư Simon Rasmussen thuộc nghiên cứu cũng cho biết: "Sự đa dạng vi sinh vật cao thường liên quan đến hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Chúng tôi cho rằng những người có hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các bệnh liên quan đến lão hóa.”
Học thêm 2 thói quen giúp người Nhật sống thọ
Bên cạnh việc sở hữu một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, nhiều nghiên cứu còn phát hiện ra rằng bí mật thực sự nằm sau tuổi thọ của người Nhật nằm ở những thói quen lành mạnh của họ. Dưới đây là 2 thói quen người Nhật thường thực hiện để tăng cường sức khỏe và kéo dài sinh mệnh. Bạn cũng có thể học hỏi để sống thọ hơn mỗi ngày.
1. Yêu thích vận động
Yumi Yamamoto - Chủ tịch LongeviQuest, tổ chức xác nhận tuổi của những người già nhất thế giới, cho biết hầu hết những người siêu thọ ở Vùng Xanh không đến phòng tập thể dục mà thay vào đó kết hợp vận động vào cuộc sống hàng ngày như đi bộ, đi cầu thang hay chơi các môn thể thao nhóm để kết hợp giao lưu với tập thể dục. Những cách vận động này giúp họ rèn luyện chức năng tim phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu, chống loãng xương, là một cách tốt để cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Bên cạnh việc vận động đó, chủ tịch Yamamoto cũng cho biết người Nhật thường tập thể dục theo đài. Cụ thể, họ có một chương trình phát thanh hướng dẫn người nghe các bài tập thể dục theo trọng lượng cơ thể trong 5 phút mỗi ngày. Và hầu hết những người cao tuổi ở Nhật đã giữ thói quen tập luyện này từ những năm 1982. Thói quen thực hiện các hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian ngắn có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, từ đó cải thiện tuổi thọ của nhóm người cao tuổi này.
2. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng là một trong những "bí quyết" để kéo dài tuổi thọ được người Nhật rất coi trọng. Chính phủ Nhật khuyến cáo người dân nên ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày, thậm chí một số công ty Nhật còn cấm làm thêm giờ để đảm bảo giấc ngủ của người lao động.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngủ sau 23h đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng 1 số cơ quan trên cơ thể. Những "cú đêm" không chỉ bị tổn thọ, mà các nhà nghiên cứu còn thấy rằng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần, tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn hệ hô hấp cao hơn những người yêu thích đón bình minh sớm. Do đó, hãy thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt, ngủ sớm hơn mỗi ngày và ngủ đủ giấc có thể tăng thêm nhiều năm tuổi thọ bằng cách giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
(Tổng hợp)