MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu 5.222 người thọ trên 94 tuổi: Ai duy trì 7 thói quen dưỡng sinh này tăng 61% khả năng sống đến 100 tuổi

11-12-2024 - 00:42 AM | Sống

Dù ở độ tuổi nào, duy trì lối sống tích cực cũng không bao giờ là muộn

Theo số liệu chính thức, dân số Trung Quốc từ 60 tuổi trở lên đã gần 300 triệu người, chiếm khoảng 40% tổng dân số, và tuổi thọ trung bình đã gần 80 tuổi. Khi con người ngoài 70 tuổi, đa số đều mong sống đến 100 tuổi. Trên con đường theo đuổi trường thọ ấy, nhiều thói quen tưởng chừng nhỏ nhặt lại quyết định tình trạng sức khỏe của một người.

Một câu hỏi được đặt ra là, nếu thường xuyên uống rượu, thức khuya, hệ miễn dịch của người đó sẽ giảm sút và tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhưng nếu duy trì lối sống lành mạnh, khoa học thì có phải sẽ sống lâu hơn không?

Tháng 6 năm 2024, nhóm nghiên cứu của Đại học Phúc Đán đã công bố kết quả nghiên cứu về “Lối sống lành mạnh và khả năng trở thành người sống trăm tuổi”. 

Nghiên cứu 5.222 người thọ trên 94 tuổi: Ai duy trì 7 thói quen dưỡng sinh này tăng 61% khả năng sống đến 100 tuổi- Ảnh 1.

Để nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chọn ra số liệu của 5.222 người cao tuổi, phần lớn là nữ giới với độ tuổi trung bình là 94,3 tuổi. Sau đó, họ được chia thành hai nhóm: 1.454 người đã sống tới 100 tuổi và 3.768 người qua đời trước 100 tuổi. 

Kết quả cho thấy, những người cao tuổi có lối sống lành mạnh sẽ có khả năng sống đến 100 tuổi cao hơn. Cụ thể, nếu duy trì ba thói quen lành mạnh: không hút thuốc, tích cực vận động và ăn uống đa dạng thì khả năng sống đến 100 tuổi sẽ tăng thêm 61%.

Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, dù ở độ tuổi nào, duy trì lối sống tích cực cũng không bao giờ là muộn. Việc kiên trì giữ thói quen lành mạnh, dù ở tuổi già, cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tuổi thọ.

Dưới đây là 7 thói quen dưỡng sinh tốt cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ:

1. Uống một cốc nước ấm vào buổi sáng

Buổi sáng sau khi rửa mặt xong, uống từ từ một cốc nước ấm. Điều này giúp bổ sung lượng nước mất đi trong khi ngủ, kích thích hoạt động của đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón thường gặp ở người cao tuổi và duy trì thói quen đại tiện đều đặn.

Thực tế, đối với người cao tuổi ít vận động, mỗi ngày uống từ 1.5 đến 1.7 lít nước là đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

photo-1733837201628

2. Thường xuyên hít thở sâu

Người cao tuổi nên thường xuyên đến công viên hoặc những nơi có nhiều cây xanh để hít thở sâu. Điều này giúp tăng lượng oxy hấp thụ, loại bỏ khí CO₂ và các chất độc trong phổi, tăng cường chức năng phổi, thúc đẩy hoạt động của cơ hoành và cải thiện tuần hoàn máu.

3. Ăn chậm nhai kỹ

Người cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, thậm chí phải sử dụng răng giả. Khi ăn, ăn chậm nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và duy trì sức khỏe đường tiêu hóa.

4. Tắm nắng thường xuyên

Nghiên cứu 5.222 người thọ trên 94 tuổi: Ai duy trì 7 thói quen dưỡng sinh này tăng 61% khả năng sống đến 100 tuổi- Ảnh 3.

Người trên 60 tuổi thường đối mặt với tình trạng loãng xương ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là phụ nữ – nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới. Do đó, việc tắm nắng thường xuyên được khuyến nghị.

Trong mùa đông, ánh nắng không chỉ mang lại cảm giác ấm áp mà còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tăng cường hấp thụ canxi. Với những người loãng xương, bổ sung đầy đủ canxi là yếu tố cần thiết để duy trì sức khỏe của xương.

5. Tăng cường giao lưu xã hội

Người cao tuổi thường có xu hướng giảm bớt các hoạt động xã hội, dần xa cách với người trẻ và xuất hiện khoảng cách thế hệ. Do đó, việc tham gia tích cực vào các hoạt động giao tiếp xã hội là cần thiết. Điều này giúp giảm cảm giác cô đơn, trầm cảm ở người lớn tuổi, đồng thời cải thiện sức khỏe tâm lý và trạng thái tinh thần của họ.

photo-1733837190375

6. Học tập

Khi già đi, tỷ lệ mắc bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi ngày càng gia tăng.

Duy trì thói quen học tập không chỉ giúp người cao tuổi tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới mà còn kích thích hoạt động não bộ, ngăn ngừa suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, việc mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng cường sự tự tin, tự trọng, và làm phong phú cuộc sống hưu trí cũng như nuôi dưỡng sở thích cá nhân là rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống.

7. Tích cực duy trì tâm lý lạc quan

Tâm lý tích cực chính là “liều thuốc” tốt nhất cho tuổi thọ.

Theo nghiên cứu từ Trung tâm Lý luận và Phương pháp Xã hội học của Đại học Nhân dân Trung Quốc, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của nhóm người trung niên và cao tuổi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, tâm trạng tốt hay xấu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là ở phụ nữ.

Điều này cho thấy việc duy trì một tâm lý lạc quan không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp người cao tuổi sống vui khỏe, sống lâu hơn. Tại Trung Quốc, số lượng người cao tuổi rất lớn, với tuổi thọ trung bình gần 80 tuổi.

Theo nghiên cứu từ Đại học Phục Đán, những người cao tuổi duy trì lối sống lành mạnh có khả năng sống đến 100 tuổi cao hơn. Các thói quen như không hút thuốc, vận động tích cực, và đa dạng hóa chế độ ăn uống có thể giúp tăng đáng kể cơ hội sống thọ.

Theo Aboluowang

Lưu Ly

Đời sống pháp luật

Trở lên trên