Nghiên cứu chỉ ra thời gian lý tưởng nhất để đi ngủ nhằm bảo vệ sức khỏe tim mạch, không phải cứ ngủ thật sớm là tốt
Theo nghiên cứu này, không phải cứ ngủ thật sớm là tốt cho tim mạch.
- 26-10-2021Ngâm chân nước ấm trước khi ngủ rất tốt, nhưng 3 nhóm người này cần tuyệt đối tránh kẻo "lợi bất cập hại", khiến hệ tim mạch thêm áp lực
- 23-10-2021Loại thực phẩm có nguy cơ ung thư không kém gì hút thuốc, tổn thương cả tim mạch mà người Việt vẫn quen sử dụng từ trước đến nay
- 15-10-2021Các chất thay thế muối có cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn không? Đây là câu trả lời từ các chuyên gia
Có lẽ bạn cũng thường được nói là nên đi ngủ sớm để tốt cho sức khỏe, tuy nhiên liệu ngủ quá sớm có thật sự tốt không? Giấc ngủ và tim mạch có mối liên hệ với nhau, những người ngủ đủ giấc sẽ ít gặp vấn đề về tim hơn những người ngủ ít, nhưng thời điểm đi ngủ cũng rất quan trọng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy có thể có một khoảng thời gian tối ưu để đi vào giấc ngủ một cách tốt nhất.
Nhà tâm lý học David Plans của Đại học Exeter cho biết: “Cơ thể có một ‘đồng hồ’ 24 giờ, được gọi là nhịp sinh học, giúp điều chỉnh hoạt động thể chất và tinh thần. Kết quả cho thấy rằng việc đi ngủ sớm hoặc muộn có nhiều khả năng làm rối loạn đồng hồ cơ thể, gây hại cho sức khỏe tim mạch."
Sử dụng dữ liệu từ vòng đeo tay của 88.026 người tham gia, được tuyển từ năm 2006 đến năm 2010, một nhóm nghiên cứu do Shahram Nikbakhtian từ công ty chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số Huma Therapeutics AI đứng đầu, đã có thể so sánh thời gian ngủ trong khoảng bảy ngày của các tình nguyện viên với kết quả sức khỏe của họ.
Sau khi xem xét các thông tin khác nhau, chẳng hạn như tuổi của người tham gia, giới tính, có hút thuốc hay không, thời gian ngủ, liệu họ có bị tiểu đường hay không, huyết áp, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc rơi vào giấc ngủ sau nửa đêm hoặc trước 10 giờ tối đều có liên quan đến việc tăng khoảng 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với việc ngủ trong khoảng thời gian từ 10-11 giờ tối. Sự gia tăng nguy cơ này giảm xuống còn 12% đối với những người ngủ trong khoảng thời gian từ 11-12 giờ đêm.
Theo nghiên cứu, thời gian ngủ tốt nhất là từ 22h đến 23h
Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện này dường như có tác dụng với phụ nữ mạnh hơn nam giới, mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng. Những người đàn ông trong thử nghiệm thức qua nửa đêm không bị ảnh hưởng xấu như phụ nữ, nhưng những người đi ngủ trước 10 giờ tối có nhiều khả năng mắc các bệnh về tim hơn. "Có thể có sự khác biệt về giới tính trong cách hệ thống nội tiết phản ứng với sự gián đoạn trong nhịp sinh học", Plans suy đoán.
“Ngoài ra, độ tuổi cao của những người tham gia nghiên cứu có thể là một yếu tố gây nhiễu dữ liệu vì nguy cơ tim mạch của phụ nữ tăng sau thời kỳ mãn kinh - có nghĩa là có thể không có sự khác biệt về mức ảnh hưởng giữa phụ nữ và nam giới.”
Plans cho biết: “Thời gian rủi ro nhất là sau nửa đêm, vì nó có thể làm giảm khả năng nhìn thấy ánh sáng ban mai, thứ giúp đồng hồ cơ thể thiết lập mỗi ngày.” Sự lệch lạc giữa hành vi hoạt động và đồng hồ sinh học có thể làm suy giảm sự điều hòa glucose, tăng khả năng viêm cơ, cả hai đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thời gian ngủ gây rủi ro tăng bệnh tim mạch nhất là sau nửa đêm
Regina Giblin, Y tá tim mạch tại Quỹ Tim mạch Anh, cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy rằng đi ngủ từ 10 đến 11 giờ tối có thể là thời điểm tuyệt vời giúp hầu hết mọi người giữ cho trái tim khỏe mạnh lâu dài.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là nghiên cứu này chỉ có thể chỉ ra mối liên hệ chứ không thể chứng minh nguyên nhân và kết quả. Cần có thêm nghiên cứu về thời gian và thời lượng ngủ như một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh về tim mạch”, Giblin nói.
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe chung cũng như sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn của chúng ta, và hầu hết người lớn nên đặt mục tiêu ngủ từ bảy đến chín giờ mỗi đêm.
Giấc ngủ không phải là yếu tố duy nhất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Điều quan trọng là phải xem xét lối sống của bạn, theo dõi các chỉ số như huyết áp và mức cholesterol, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng muối và rượu bia, có một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Một lối sống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu này vẫn có những hạn chế, bao gồm việc chỉ dựa trên dữ liệu từ những người khá cao tuổi, từ 43 đến 79 tuổi và chỉ những người tham gia UK Biobank - một cơ sở dữ liệu về thông tin di truyền và lối sống mà các nhà nghiên cứu đang sử dụng để điều tra vô số vấn đề sức khỏe.
Chỉ với quy mô hiện nay, không có đủ bằng chứng để đưa ra một giờ đi ngủ cụ thể cho công chúng.
"Nếu phát hiện của chúng tôi được xác nhận trong các nghiên cứu khác, thời gian ngủ và vệ sinh giấc ngủ cơ bản (sleep hygiene) có thể là một mục tiêu y tế chi phí thấp để giảm nguy cơ mắc bệnh tim", Plans kết luận.
Tham khảo: Guardian
Pháp luật và bạn đọc