Nghiên cứu của Harvard tiết lộ bài kiểm tra dự đoán thể lực của nam giới: Đạt được con số này thì chúc mừng sức khoẻ của bạn thuộc hàng xưa nay hiếm
Bài tập không cần đến dụng cụ nhưng tiết lộ nhiều điều về sức khoẻ của bạn.
- 06-11-2023Không lương hưu, không ở cùng con, vợ chồng U70 bán nhà 6 tỷ đồng, sống hạnh phúc ở những năm cuối đời
- 05-11-2023Khảo sát 478.000 người phát hiện 1 loại quả là ‘thuốc’ chống ung thư phổi, ổn định đường huyết: Rất sẵn ở chợ Việt
- 02-11-2023Khảo sát 25.000 người phát hiện hoạt động đơn giản này cũng có thể kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ
Nhóm nghiên cứu của ĐH Harvard sau khi tiến hành một khảo sát đã phát hiện ra rằng số lần chống đẩy có thể giúp bạn dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành làm thí nghiệm dựa trên 1.000 lính cứu hỏa tình nguyện. Độ tuổi của những người này vào khoảng 38 tuổi. Theo đó, họ xác định khả năng chống đẩy của tình nguyện viên, trong vòng 10 năm tiếp theo tiến hành kiểm tra thể lực của họ hàng năm.
Kết quả cho thấy bạn càng hoàn thành nhiều lần chống đẩy thì khả năng mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ càng thấp và ngược lại.
Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có thể chống đẩy liên tục hơn 20 cái/lần có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, thể lực tốt và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp.
Nếu nam giới từ 40-50 tuổi thực hiện hơn 40 cái/ lần chống đẩy có thể lực xuất sắc, thực hiện hơn 30 cái/lần chống đẩy có thể lực tốt, thực hiện hơn 20 cái/lần chống đẩy có sức khỏe bình thường.
Nam giới từ 50-60 tuổi thực hiện hơn 30 cái/lần chống đẩy có thể lực xuất sắc, thực hiện khoảng 20 cái/lần chống đẩy có thể lực tốt, thực hiện hơn 10 cái/lần chống có sức khỏe bình thường.
Nam giới trên 60 tuổi thực hiện hơn 20 cái/lần chống đẩy có thể lực xuất sắc, thực hiện hơn 10 cái/lần chống đẩy có thể lực tốt, và thực hiện hơn 8 cái/lần chống đẩy có sức khỏe bình thường.
Nam giới hơn 50 tuổi nếu không chống đẩy được 10 cái/lần thì nên chăm chỉ tập thể dục, nếu không nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.
Lợi ích của bài tập chống đẩy
Chống đẩy là động tác thể dục chủ yếu tập trung vào nhóm cơ ngực, cơ tam đầu, vai, bụng và cơ delta. Ngoài ra, còn các cơ khác giúp ổn định chuyển động như cơ bắp tay, cơ tứ đầu và cơ lõi.
Đây là bài tập không chỉ dễ thực hiện, không cần dụng cụ tập mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
1. Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Chống đẩy là một bài tập kết hợp, có thể tập cùng lúc nhiều nhóm cơ. Cùng là một động tác nhưng ngực, cơ tam đầu cánh tay, vai cũng được tập luyện. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và sức lực khi không phải tập riêng từng nhóm cơ.
Ngoài ra, cơ bụng, cơ lưng dưới cũng được tác động, giúp cơ thể giữ thăng bằng trong quá trình chống đẩy.
2. Cải thiện sức khỏe tổng quát
Chống đẩy đóng vai trò là một bài tập hỗ trợ khả năng thăng bằng của cơ thể, đồng thời cải thiện hệ thống thần kinh trung ương, có lợi cho xương chắc khỏe và sự linh hoạt của các khớp. Ngoài ra, nó cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu và sự phát triển của dây chằng.
3. Kiểm soát cân nặng
Cho dù bạn muốn duy trì cân nặng hiện tại hay muốn giảm cân, việc tập thể dục mỗi ngày nói chung và chống đẩy nói riêng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn.
Chống đẩy là động tác tập luyện không yêu cầu sử dụng các dụng cụ bổ trợ, dễ dàng thực hiện ở bất cứ nơi đâu, có thể nói rằng nó rất thuận tiện trong việc đốt cháy mỡ thừa.
Ngoài ra, những bài tập có thể tập nhiều nhóm cơ cùng lúc sẽ tiêu hao nhiều calo hơn những bài tập chỉ tập một nhóm cơ.
4. Tái tạo năng lượng
Khi bạn cảm thấy bơ phờ, mệt mỏi, việc tập chống đẩy có thể giúp bạn tái tạo năng lượng nhanh chóng. Bài tập này thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giải phóng năng lượng, “đánh thức” não bộ, tinh thần minh mẫn, từ đó làm việc hiệu quả hơn.
5. Tăng mật độ xương tự nhiên
Tuổi tác càng tăng sẽ khiến mật độ xương dần suy giảm, tỷ lệ loãng xương và gãy xương ngày càng tăng. Trong khi đó, tập chống đẩy là một trong những cách giúp duy trì xương chắc khỏe.
Chống đẩy không chỉ tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ chính của cơ thể mà còn giúp giữ cho xương khuỷu tay và cổ tay chắc khỏe, từ đó giảm thiểu khả năng chấn thương cho các bộ phận này.
(Tổng hợp)
Trí thức trẻ