Nghiên cứu khoa học chỉ ra ngủ quá nhiều sẽ gia tăng 29% nguy cơ tử vong và biến chứng tim mạch: Nên ngủ bao nhiêu mới là tốt nhất?
Thiếu ngủ chắc chắn sẽ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể. Vậy ngủ nhiều có hoàn toàn là một điều tốt không?
- 03-12-2021''Bán'' 10-15 phút mỗi ngày để ''mua'' thêm vài năm tuổi thọ, một phi vụ quá hời chẳng ai muốn bỏ qua
- 03-12-20214 đặc điểm khi đi bộ chỉ xuất hiện ở TUỔI THỌ CAO: Nếu bạn có đủ thì chắc chắn hoàn toàn khỏe mạnh!
- 02-12-20212 "kẻ giết người vô hình" trên bàn ăn mà 90% gia đình người Việt đều đang mắc phải, vừa hại nội tạng vừa rút ngắn tuổi thọ nhanh
- 01-12-2021Đàn ông từ 45 tuổi trở lên, nếu vẫn làm được "4 NHANH" thì cơ thể vẫn chưa già: Chú ý bồi bổ 5 loại thực phẩm vàng để dưỡng sức, kéo dài tuổi thọ
- 30-11-2021Nam giới 45-60 tuổi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe: Nếu sở hữu đủ 4 đặc điểm này thì xin chúc mừng, bạn rất có khả năng sống thọ
Vào tháng 4 năm nay, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Y học giấc ngủ” đã chỉ ra, nguy cơ tử vong hoặc biến chứng tim mạch ở những người đi ngủ sớm tăng 29% so với người bình thường (bắt đầu đi ngủ từ 10 đến 12 giờ đêm).
Liệu sự thật có phải như vậy? Việc đi ngủ sớm trước nay luôn được khuyến khích có thực sự làm tăng nguy cơ tử vong không? Hãy cùng tìm hiểu những nghiên cứu dưới đây.
1. Đi ngủ càng sớm, nguy cơ tử vong càng tăng nhanh?
Cụ thể, theo một nghiên cứu được tiến hành ở 21 quốc gia với 112.000 người tham gia, kéo dài trong 9 năm đã đưa ra kết luận đáng kinh ngạc: ngủ quá sớm có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu dịch tễ học. Nghiên cứu dịch tễ học chỉ có thể chỉ ra mức độ liên quan của hiện tượng được quan sát chứ không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện liên quan.
Trong nghiên cứu này, nguyên nhân chính gây tử vong vẫn được xác định là mỡ máu cao, đường huyết cao hoặc các bệnh mãn tính khác. Nếu người đi ngủ sớm mắc các bệnh trên biết điều chỉnh lối sống, nguy cơ tử vong hoặc xảy ra biến chứng tim mạch ở nhóm người này đã giảm từ 29% xuống còn 9%.
Vậy nghiên cứu này dựa trên yếu tố gì để chỉ ra mối liên hệ giữa việc đi ngủ sớm và nguy cơ tử vong tăng cao?
Như đã đề cập bên trên, nghiên cứu này được tiến hành ở 21 quốc gia. Sau khi phân tích kỹ càng và chuyên sâu, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc đi ngủ sớm và nguy cơ tử vong, xảy ra biến chứng tim mạch cao xuất phát từ trình độ phát triển của các quốc gia này.
Xét trên góc độ tuổi thọ, ở những quốc gia có tuổi thọ cao, chẳng hạn như Bắc Mỹ và Châu Âu, giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của người dân ở mức bình thường. Trong khi ở những nước có tuổi thọ tương đối thấp, chẳng hạn như các nước châu Phi, 92,6% người dân đi ngủ sớm.
Quan sát từ mức thu nhập, ở các nước thu nhập cao, nhìn chung người dân có thời gian sinh hoạt tương đối bình thường. Ngược lại, ở các nước thu nhập thấp, người dân có xu hướng đi ngủ sớm do nền kinh tế kém phát triển, các thiết bị di động, giải trí như tivi, điện thoại không phổ biến.
Vì vậy, sau khi phân tích kỹ càng, có thể nhận thấy nguyên nhân thực sự dẫn đến nguy cơ tử vong và nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch cao của những người đi ngủ sớm có mối liên hệ nhất định đến sự kém phát triển của nền kinh tế và sự thiếu hụt sự chăm sóc y tế hiện đại.
2. Thời gian ngủ càng dài càng tốt?
Ngủ quá ít gây ra nhiều tác hại khôn lường đến sức khỏe. Vậy điều ngược lại - ngủ nhiều, có khiến cơ thể khỏe mạnh?
Một nghiên cứu chung do Đại học Keele, Vương quốc Anh chủ trì đã tiến hành phân tích toàn diện mối liên hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe của 3 triệu người. Kết quả nghiên cứu cuối cùng phát hiện ra rằng những người ngủ trung bình 10 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 30% so với những người chỉ ngủ 8 giờ.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ngủ càng nhiều cũng sẽ càng gây ra nhiều gánh nặng cho cơ thể như: dễ mắc bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến huyết áp, dễ mắc ung thư, đặc biệt là người ngủ ngáy và thừa cân. Ngoài ra, việc ngủ quá nhiều còn gây ức chế chức năng hệ thần kinh và suy giảm trí nhớ. Như vậy có thể thấy, ngủ quá nhiều cũng gây hại đến sức khỏe.
Vậy thời gian ngủ bao lâu là hợp lý? Làm thế nào để có một giấc ngủ chất lượng?
Theo nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Hoa Kỳ đã tổng kết các khuyến nghị mới về giấc ngủ cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Cụ thể như sau:
Đối với giấc ngủ ban đêm, hầu hết người trưởng thành có thể ngủ 7-9 giờ mỗi ngày; những người trên 65 tuổi ngủ ít hơn là điều bình thường, còn trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn.
Tất nhiên, thời gian trong bảng chỉ mang tính chất tham khảo. Giám đốc bệnh viện Liên kết 2 thuộc Đại học Nam Xương, ông Lưu Hảo chỉ ra rằng nhìn chung thời gian ngủ bình thường của mọi người là 7 tiếng rưỡi và không dưới 6 tiếng rưỡi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn có một giấc ngủ ngắn nhưng đủ sâu để cơ thể phục hồi năng lượng, bạn không cần phải ép mình ngủ lâu thêm.
3. Chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ
Giấc ngủ là nhân tố liên quan mật thiết đến sức khỏe. So với thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trực tiếp hơn. Nếu chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, các chức năng của cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống.
Nếu bạn thường xuyên đêm thức đêm, ngủ bù vào ban ngày, ngủ bù vào cuối tuần; áp lực công việc cao, buổi tối phải tăng ca, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn... Thật không may, đây chính là hiện tượng ngủ vặt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nên đặc biệt chú ý những yếu tố sau:
Tư thế ngủ: Đối với người bình thường, nằm bên trái, nằm ngửa, nằm bên phải đều là những tư thế ngủ tốt cho sức khỏe. Đối với những người bị bệnh tim, cao huyết áp cần tránh ép tim, chọn nằm nghiêng về bên phải sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Không gian ngủ: Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh, cố gắng không đặt quá nhiều đồ điện trong phòng ngủ. Khi ngủ không nên đeo vòng tay, nhẫn, dây chuyền, răng giả,… để tránh nguy cơ giấc ngủ bị gián đoạn.
Giờ giấc ngủ: Bất kể là kiểu người cú đêm hay kiểu người ngủ sớm dậy sớm cũng nên cân bằng đồng hồ sinh học của bản thân, làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất với sức khỏe.
Giấc ngủ là nền tảng của sự sống. Đừng nhẹ dạ tin rằng việc bổ sung thêm thời gian ngủ sẽ có tác dụng tốt với sức khỏe mà quên đi chất lượng giấc ngủ. Chỉ chăm chăm đi ngủ khi đồng hồ điểm giờ sẽ chỉ mang lại những gánh nặng không cần thiết cho cơ thể.