Nghiên cứu từ Harvard: Chỉ cần đảm bảo được 4 yếu tố này khi ngủ, bạn giảm ngay 30% nguy cơ mất sớm
Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe và tuổi thọ. Vì thế, chỉ cần đảm bảo được các yếu tố sau, bạn vừa có giấc ngủ ngon lại vừa giảm nguy cơ mất sớm.
- 26-02-2023Ngủ thò chân ra khỏi chăn và không thò chân có gì khác biệt? Sức khỏe thay đổi rõ rệt chỉ từ 1 động tác nhỏ
- 22-02-2023Chỉ ăn rồi lăn ra ngủ, chú mèo béo kéo cả ngàn du khách về cho thành phố
- 20-02-20233 thứ là khắc tinh đối với phong thủy giường ngủ: Mắc phải dù chỉ 1 lỗi cơ thể dễ ốm đau, tiền bạc không cánh mà bay
Bên cạnh việc ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi thì giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn. Một người thiếu ngủ hay mất ngủ khó có đủ sức khỏe và tỉnh táo để làm việc. Theo các nghiên cứu từ Đại học Harvard, nhiều yếu tố liên quan tới giấc ngủ giúp bạn giảm nguy cơ mất sớm. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những yếu tố ra sao.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard tuyên bố họ đã thực hiện một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về giấc ngủ. Họ cho rằng các nghiên cứu trước đây chủ yếu đào sâu vấn đề thời gian ngủ, nay đã chú ý tới thói quen, hành vi trước khi đi ngủ.
Họ ước tính 8% tổng số ca tử vong ở Mỹ có thể bắt nguồn từ thói quen không tốt khi đi ngủ và theo quy tắc mới họ đưa ra, con người có thể sống thêm 5 năm nếu rèn những điều này:
1. Ngủ đủ 7-8 tiếng 1 đêm
Có lẽ ai cũng biết ngủ 7-8 tiếng 1 đêm là điều cần thiết để có đủ sức khỏe làm việc, hoạt động. Mỗi khi không có đủ thời gian ngủ, bạn chắc chắn luôn cảm thấy uể oải khi ngủ dậy và mệt mỏi suốt ngày dài. Yếu tố đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất để bạn giữ gìn sức khỏe của mình chính là ngủ đủ giấc. Dù có bận công việc hay bất cứ điều gì, hãy cố gắng để không ảnh hưởng tới thời gian ngủ của bạn.
Thời gian ngủ là yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng tới cơ thể, sức khỏe. Ảnh: Internet
2. Khó ngủ không quá 2 đêm 1 tuần
Tuổi tác hoặc căng thẳng dễ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Nhiều người luôn rơi vào tình trạng khó ngủ trong đêm nên rất mệt mỏi, không đủ tỉnh táo để làm việc. Nếu khó ngủ quá 2 đêm trong tuần, bạn có thể tìm hiểu các phương pháp khác nhau để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Người thức dậy nhiều lần trong 1 đêm cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, ung thư hơn bình thường.
3. Không sử dụng chút thuốc ngủ nào
Nhiều người khó ngủ tới mức phải tìm tới thuốc ngủ nhưng hệ lụy chúng mang lại không hề nhỏ. Bởi vậy những phương pháp bạn có thể áp dụng khi khó ngủ là: Tạo không gian ấm áp, yên tĩnh, xông chút tinh dầu trong phòng ngủ, uống một chút sữa ấm hay ăn đồ ăn nhẹ… Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc ngủ nào khi mất ngủ để đảm bảo sức khỏe của mình.
Bạn nên tránh xa các loại thuốc ngủ. Ảnh: Internet
4. Cảm thấy khỏe khoắn ít nhất 5 ngày 1 tuần
Nếu như mỗi khi ngủ dậy bạn cảm thấy khỏe khoắn thì cơ thể bạn đang có những dấu hiệu tích cực. Việc cảm thấy thoải mái 5 ngày/tuần cũng là yếu tố giúp bạn giảm nguy cơ mất sớm. Vì vậy đừng bao giờ chủ quan mà hãy đảm bảo bạn ngủ ngon giấc, đúng giờ và đủ thời gian.
Tiến sĩ Frank Qian - bác sĩ tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess đã có những lời khuyên bổ ích cho người trẻ về việc giữ gìn sức khỏe và giấc ngủ của mình. Ông chia sẻ: “Ngay từ khi còn trẻ, mọi người cần phát triển những thói quen ngủ như đủ giấc, đảm bảo đang ngủ mà không có quá nhiều thứ phiền nhiễu xung quanh. Điều đó mang tới hiệu quả to lớn cho tổng thể sức khỏe của bạn.
Điều quan trọng là người trẻ cần hiểu nhiều hành vi ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Chẳng hạn không khi nào quá muộn để bạn ngừng hút thuốc hay chăm tập thể dục. Bạn cũng nên đánh giá giấc ngủ của mình thường xuyên để đảm bảo rằng mình khỏe mạnh”.
Theo Daily Mail
Trí thức trẻ