Ngoài việc tiết kiệm, đây là thứ tiền bạn nhất định phải có trong đời: Người trưởng thành, khôn ngoan và cẩn trọng biết sớm ngày nào, lợi thân ngày đó!
Quỹ khẩn cấp. Bạn đã nghe thấy cụm từ này bao giờ chưa? Đừng nhầm nó với tiền tiết kiệm.
- 21-04-2020Tiền kiếm được dù ít hay nhiều, khôn ngoan nhất vẫn là mang đi tiết kiệm: Cuộc sống là muôn vạn chữ ngờ, chờ lúc khó khăn mới nhận ra thì hối chẳng kịp!
- 20-04-2020Triết lý về tiền bạc của các đại gia Việt: Trong 36 kế, kế bên thùng tiền tiết kiệm vẫn là bí quyết con người sống qua khủng hoảng
- 19-04-2020Thực hiện 5 thói quen đơn giản trong 1 năm, tôi đã tiết kiệm được 150 triệu đồng: Biết điểm dừng cần thiết, ở bên cạnh những người phù hợp, tránh xa đỏ đen...
Nếu ngày mai, đột nhiên bạn mất việc, phải chi trả một khoản tiền lớn cho sức khoẻ hay chỉ đơn giản là chiếc xe hơi bất chợt bị hỏng và tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ, bạn sẽ làm thế nào để chi trả các hoá đơn? Bạn có bảo hiểm và khoản tiết kiệm cần để giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn? Bạn có quỹ khẩn cấp không?
Theo báo cáo của Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố về tình hình kinh tế Mỹ, 18% người Mỹ gặp khó khăn về tài chính năm ngoái. Gần một nửa trong số đó không có nguồn tài chính để xử lý. Kết quả là mọi người bỏ qua các biện pháp điều trị y tế mà họ cần, đi vay nợ hoặc thanh toán quỹ hưu trí nếu họ không có khoản tiết kiệm khẩn cấp hay chính là quỹ khẩn cấp để trang trải cho sự cố của họ.
Vậy quỹ khẩp cấp là gì? Chúng ta cần làm gì để có quỹ khẩn cấp đó?
Định nghĩa quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là tiền dành riêng để trang trải cho một khoản chi phí bất ngờ. Thông thường, bạn cần ít nhất 3 đến 9 tháng để tạo nên được một quỹ khẩn cấp, số tiền lúc ấy mới đủ nhiều. Và nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra (chẳng hạn như bị bệnh hoặc sa thải), bạn mới có thể sử dụng số tiền trong đó dễ dàng hơn, duy trì việc thanh toán hóa đơn được lâu hơn khi bạn đang tìm một công việc mới.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng, mỗi người sẽ cần một quỹ khẩn cấp có giá trị khác nhau. Theo các chuyên gia tài chính, quỹ khẩn cấp nên tương đương với 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường.
"Quy tắc từ 3 – 6 tháng chỉ là một định hướng. Quỹ dự phòng khẩn cấp cần đủ cho chi phí 3 tháng hay 2 năm, phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của mỗi người", chuyên viên hoạch định tài chính Janet Stanzak chia sẻ.
Con số này có thể tùy chỉnh lên hoặc xuống nếu nhu cầu của bạn thay đổi. Tuy nhiên, song song với việc tích lũy cho quỹ khẩn cấp, bạn cần đảm bảo duy trì ổn định mức chi phí sinh hoạt cần thiết của gia đình.
Ví dụ, với mức thu nhập 8 triệu đồng/ tháng, bạn có thể áp dụng Quy tắc 50/30/20 để chia ngân sách như sau:
4.000.000 đồng cho chi tiêu thiết yếu như ăn uống, đi lại… 2.000.000 đồng cho chi tiêu cá nhân như mua sắm, du lịch, xem phim… 1.500.000 đồng để tiết kiệm 500.000 đồng cho quỹ khẩn cấp
Việc phân chia ngân sách này có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp điều kiện và mục tiêu của mỗi người.
Trong thời gian khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, khi bạn cảm nhận được sức ép của cuộc khủng hoảng, hơn bao giờ hết, bạn sẽ hiểu được giá trị của số tiền nằm trong quỹ khẩn cấp của mình.
Làm thế nào để tạo một quỹ khẩn cấp?
Trước tiên, cần xác định chính xác con số bạn cần đạt được khi thiết lập quỹ khẩn cấp. Từ đó, lập kế hoạch tích lũy và nghiêm túc thực hiện để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
Ngoài các khoản ngân sách cần thiết như tiền nhà, ăn uống, hóa đơn… nên dành ra 5-10% thu nhập hàng tháng cho quỹ khẩn cấp. Hoặc có thể điều chỉnh một con số phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của bản thân.
Một số quan niệm sai lầm khi tạo quỹ khẩn cấp
Một số người thường gộp chung quỹ khẩn cấp với khoản tiền tiết kiệm. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tiết kiệm được dùng cho các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe… Trong khi đó, quỹ khẩn cấp chỉ sử dụng khi gặp tình huống bất ngờ như thất nghiệp, bệnh tật…
Bên cạnh việc tiết kiệm, cần tạo thói quen chi tiêu hợp lý. Nên lập kế hoạch trước khi mua sắm để đảm bảo ngân sách, tránh tình trạng bội chi.
Ghi chép chi tiêu thường xuyên để theo dõi và quản lý tình hình tài chính của bản thân. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch thu chi phù hợp với mục tiêu của bản thân. Đồng thời, cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Nếu không thể tiết kiệm hãy kiếm thêm
Đối với một số người, việc thay đổi thói quen, sở thích cá nhân để tiết kiệm chi tiêu có lẽ không phải là vấn đề dễ dàng. Nếu như không thể tiêu ít đi, hãy học cách kiếm tiền nhiều hơn.
Bạn có thể tìm kiếm một vài công việc làm thêm với thời gian linh hoạt như lái xe Grab, bán hàng online, gia sư… Những công việc này sẽ giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập không nhỏ mỗi tháng để tích lũy cho quỹ khẩn cấp của mình.
*Tổng hợp
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19