Người Australia từ Vũ Hán trở về phàn nàn chỗ cách ly “khổ hơn đi tù”
Một người phụ nữ có tên Helen nói với một kênh truyền thông lớn nước này: “Khu vực cách ly khác hoàn toàn với những gì mà chính phủ cho chúng tôi xem trên ảnh”.
- 12-02-2020Bloomberg: Trung Quốc có dữ liệu sớm về virus corona nhưng 2 tuần sau mới công bố
- 12-02-2020Những người tuyệt vọng ở Vũ Hán và đại dịch Corona nhìn từ đồ họa trực quan
- 12-02-2020Thượng Hải hồi sinh bệnh viện 'đắp chiếu' từ năm 2003 để đối phó dịch corona
Hàng trăm người Australia được cứu khỏi thành phố Vũ Hán – Trung Quốc, thành phố tâm dịch corona hay còn gọi là Covid-19, đã được thông báo rằng 14 ngày cách ly của họ tại đảo Christmas sẽ diễn ra tại khu vực có phòng tập gym và thư viện.
Cuối cùng, thực tế khác xa so với cái họ được thông báo. Từ trước, khu vực này đã bị chỉ trích nhiều về tình trạng thiếu vệ sinh và thiếu hụt cơ sở vật chất nghiêm trọng. Một người trở về đã nói rằng chỗ ở của họ còn tệ hơn cả đi tù, theo bài báo mới được báo Nikkei đăng tải.
Những gì mà người dân Australia phàn nàn khi trải nghiệm cuộc sống tại khu vực cách ly cho thấy thách thức mà chính phủ nhiều nước phải đối mặt khi họ cố gắng cách ly lượng lớn công dân nhằm ngăn lây lan dịch bệnh đến cộng đồng.
Một người phụ nữ có tên Helen nói với một kênh truyền thông lớn nước này: "Khu vực cách ly khác hoàn toàn với những gì mà chính phủ cho chúng tôi xem trên ảnh".
Chẳng có một người trong khu cách ly nào được sử dụng các tiện ích được nói đến trong tờ rơi quảng cáo về nơi cách ly. Người bị cách ly phải sống trong điều kiện thiếu thốn, không đạt chuẩn.
Đảo Christmas, một hòn đảo thuộc kiểm soát của Australia nằm cách bờ biển phía Tây Bắc của Australia 1.500km, đã được lựa chọn bởi chính phủ Australia để làm nơi cách ly cho những người được chính phủ Australia cứu về từ Vũ Hán.
Thủ tướng Australia, ông Scott Morrison, nói về quyết định của chính phủ: "Ưu tiên đầu tiên của chúng tôi là sự an toàn của người Australia tại Australia".
Nhiều nước đã và đang cố gắng cách ly công dân trở về từ vùng tâm dịch Vũ Hán, họ cố gắng bảo vệ cho phần còn lại của dân số đất nước khỏi loại bệnh dịch mà cho đến nay được cho là vẫn chưa có thuốc chữa.
Tuy nhiên cho đến nay, kế hoạch của họ cũng đương đầu với không ít chỉ trích. Trong nhiều trường hợp, người dân địa phương phản đối chống lại kế hoạch của chính phủ bởi họ lo sợ cho sức khỏe của mình. Tại Hàn Quốc, đã có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại thành phố Asan, nơi chính phủ thành lập ra các khu vực cách ly cho người trở về từ Vũ Hán.
Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo vào ngày 1/2/2020 bất ngờ thông báo rằng những người được cứu từ Vũ Hán sẽ được cách ly tại một căn cứ không quân tại đảo Natuna, người dân địa phương lập tức biểu tình phán đối. Ngay cả người đứng đầu địa phương cũng không hề nhận được thông báo chính thức nào về quyết định của chính phủ. Người đứng đầu chỉ nhận được duy nhất thông báo trên ứng dụng WhatsApp.
Chính phủ Indonesia khẳng định rằng họ có thể cách ly công dân trở về từ Vũ Hán tại Natuna mà không phải lo sợ sự phản đối bởi những người bị cách ly sẽ ở trong một căn cứ quân sự.
BizLIVE
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai