MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer "vướng bận": 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh

14-12-2021 - 19:43 PM | Sống

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer "vướng bận": 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh

Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Một khi bị bệnh, một loạt các trở ngại sẽ xảy ra đối với trí nhớ, khả năng tư duy, khả năng học tập, khả năng không gian thị giác và các khả năng hành vi khác nhau của bệnh nhân. Chúng được đặc trưng bởi tình trạng tăng nặng dần.

Nếu phát triển thành bệnh sa sút trí tuệ nặng, người bệnh sẽ mất mọi khả năng, thậm chí gây suy đa tạng và tử vong, rất nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người cao tuổi.

Biểu hiện phổ biến sớm của bệnh 

Mất trí nhớ ngắn hạn (ví dụ, hỏi lặp đi lặp lại một câu, thường xuyên đặt sai đồ vật hoặc quên các cuộc hẹn)

Các thiếu hụt nhận thức khác có xu hướng liên quan đến nhiều chức năng, bao gồm những lĩnh vực sau:

Suy giảm khả năng lập luận, khó khăn trong giải quyết các công việc phức tạp, và khả năng đánh giá kém (ví dụ: không thể quản lý tài khoản ngân hàng, đưa ra các quyết định không đúng về tài chính)

Rối loạn chức năng ngôn ngữ (ví dụ, khó khăn trong việc suy nghĩ về những từ thông dụng, lỗi trong nói và / hoặc viết)

Rối loạn chức năng thị giác không gian (ví dụ, không có khả năng nhận dạng khuôn mặt hoặc các đồ vật thường gặp)

Bệnh tiến triển tăng dần nhưng có thể ổn định trong một khoảng thời gian.

Rối loạn hành vi (ví dụ như đi lang thang, kích động, la hét, hoang tưởng bị hại) hay gặp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer

Trong đó, những người thuộc nhóm đối tượng sau cần nâng cao tinh thần cảnh giác vì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn bình thường:

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer vướng bận: 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh - Ảnh 1.

Một khi bị bệnh Alzheimer, một loạt các trở ngại sẽ xảy ra đối với trí nhớ. Ảnh: Sohu

1. Người mắc bệnh mãn tính lâu năm

Đối với người già mắc bệnh mãn tính trong một thời gian dài, khả năng phát triển bệnh Alzheimer sẽ cao hơn so với các nhóm khác, chẳng hạn như nhiều lần bệnh tiểu đường tuýp 2, béo phì, cholesterol cao, và huyết áp cao.

Về lâu dài, các bệnh này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể người cao tuổi. Đặc biệt, nó sẽ cản trở quá trình cung cấp máu và oxy lên não.

Khi não thiếu nguồn cung cấp máu và chất dinh dưỡng khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của các tế bào não, dẫn đến một số lượng lớn các tế bào não chết đi, làm não già đi sớm. Đây là điều kiện dễ dàng cho sự xuất hiện của bệnh Alzheimer.

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer vướng bận: 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh - Ảnh 2.

Người già mắc bệnh huyết áp cao có nguy cơ cao mắc bệnh bệnh Alzheimer. Ảnh: Sohu

2. Những người có thói quen xấu

Một số lối sống không tốt cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Alzheimer, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lâu năm, uống rượu bia nhiều hoặc tiếp xúc lâu dài với khói thuốc ở nhiều người cao tuổi.

Các chất độc hại trong thuốc lá qua mũi và miệng sẽ xâm nhập vào nhiều hệ thống khác nhau, gây kích thích hệ thần kinh nghiêm trọng. Hơn nữa, hút thuốc lá sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu và oxy cho não, làm tăng khả năng xuất hiện bệnh Alzheimer.

Bên cạnh đó, một bộ phận người cao tuổi có lối sống khép kín, không thích ra ngoài hay giao thiệp với người khác. Đây là nguyên nhân khiến não bộ của người già luôn trong tình trạng không hoạt động, dẫn đến lão hóa rất nhanh.

Ngoài ra, thức khuya trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa của não bộ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer vướng bận: 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh - Ảnh 3.

Thức khuya trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lão hóa của não bộ. Ảnh: Sohu

3. Những người có chế độ ăn không đúng cách

Chế độ ăn uống không hợp lý trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Alzheimer.

Nhiều người cao tuổi đặc biệt thích ăn các loại thịt trong bữa ăn hàng ngày, ngoài ra họ còn thích ăn gan động vật và tiết canh. Tuy nhiên, những thực phẩm này lại thuộc nhóm thực phẩm giàu calo, chất béo và cholesterol, đặc biệt có hại cho cơ thể.

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer vướng bận: 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh - Ảnh 4.

Chế độ ăn uống không hợp lý trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Alzheimer. Ảnh: Sohu

Những thực phẩm này sau khi vào cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa mà còn làm tăng độ nhớt của máu, từ đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu lên não.

Ngoài ra, nhiều người cao tuổi có sở thích ăn một số thực phẩm có hàm lượng đường cao, chẳng như đồ ngọt. Thực tế, đồ ngọt không chỉ làm giảm tốc độ lưu thông máu mà còn làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, đặc biệt gây ra khả năng mắc các bệnh mạch máu não cấp tính, và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cũng tăng lên nhiều lần.

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer vướng bận: 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh - Ảnh 5.

Đồ ngọt gây ra khả năng mắc các bệnh mạch máu não cấp tính. Ảnh: Sohu

Nói chung, sự xuất hiện của bệnh Alzheimer có mối quan hệ rất mật thiết với một số hành vi và thói quen xấu của người cao tuổi.

Ngoài ra, nếu một thời gian dài không tập thể dục, khiến cơ thể trì trệ, béo phì cũng sẽ dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh sa sút trí tuệ tuổi già.

Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ. Vì vậy, nếu muốn tránh xa bệnh Alzheimer, quan trọng là phải chú ý đến mọi mặt của cuộc sống.

Khi trí nhớ sụt giảm nhanh, người cao tuổi cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Điều này có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh sa sút trí tuệ do tuổi già một cách tối đa.

*Theo: Sohu

Người cao tuổi không muốn bị Alzheimer vướng bận: 3 hành vi này sửa càng nhiều càng tốt, có thể điều chỉnh hoặc tránh được bệnh - Ảnh 6.

Thùy Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên