Người cao tuổi stress do áp lực “phải bồi bổ”: Bác sĩ ĐH Y khẳng định thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều nguy hiểm như nhau
Hiện nay, đại đa số người Việt vẫn có những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng dành cho người cao tuổi. Điều này gây ra nhiều sai lầm đáng tiếc khiến, thậm chí khiến ''tiền mất tật mang''.
- 01-11-202145-60% người cao tuổi nằm viện bị suy dinh dưỡng, bác sĩ ĐH Y chỉ ra 6 sai lầm ăn uống rất nhiều người mắc phải: Cải thiện ngay để ông bà khỏe mạnh, sống thọ hơn mỗi ngày
- 01-11-2021Mắc tiểu đường không muốn bị suy thận, chuyên gia chỉ rõ 4 nguyên tắc ai cũng cần nhớ
- 01-11-2021Có nên uống trà thay cho nước lọc hay không? Câu trả lời chính xác không phải ai cũng tỏ tường
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như hạnh phúc của gia đình. Tuy nhiên hiện nay có một vấn đề đó là nhiều người lớn tuổi đang đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng.
1. Tổng quan dinh dưỡng với người cao tuổi
Nhưng tình hình thực tế là khi chúng ta già đi, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ suy giảm, và sự hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng khác nhau của cơ thể cũng trở nên yếu hơn. Đối với người cao tuổi, việc bổ sung dinh dưỡng cần được đặc biệt chú ý hơn cả.
Trong livestream "PHÒNG TRÁNH SUY DINH DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI’’ trên Soha.vn, bác sĩ Dương Thị Phượng thuộc khoa Dinh dưỡng và Tiết chế - BV Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ/giải đáp thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi.
Theo bác sĩ Phượng, suy dinh dưỡng bao gồm 3 khía cạnh: Thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Từ trước đến nay người Việt vẫn có quan niệm rằng suy dinh dưỡng chỉ là do thiếu hụt các chất. Tuy nhiên, thực tế suy dinh dưỡng hay không phụ thuộc vào sự cân bằng giữa các nhóm chất.
Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này một phần là do các nguyên nhân từ phía bên ngoài như vấn đề răng nhai gây khó khăn khi ăn hay tình trạng mất vị giác, tác động của tâm lý, uống thuốc... Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người cao tuổi.
2. Suy dinh dưỡng do thiếu chất
Ngoài những nguyên nhân trên, có một thói quen sai lầm mà đại đa số mọi người đang mắc phải. Đó là tình trạng ăn kiêng quá đà. Vấn đề này xảy ra phổ biến nhất ở nhóm những người cao tuổi mắc bệnh lý nền hoặc người ăn chay trường.
Ví dụ người bị đái tháo đường, thận, huyết áp hay tim mạch đều phải hạn chế một thiếu một nhóm thức ăn riêng. Điều này theo thời gian gây ra tình trạng thiếu chất nhất định.
Theo bác sĩ, người cao tuổi dù phải kiêng khem những vẫn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Thay vì cắt giảm hoàn toàn, mọi người có thể chọn nhóm thực phẩm thay thế an toàn hơn.
Ví dụ đối người bị tiểu đường phải hạn chế nhóm thực phẩm có lượng đường lớn, mọi người có thể chọn ngũ cốc nguyên hạt hấp thu chậm như gạo lứt, bánh mì đen, miến khoai lang... Ngoài ra, khi phải hạn chế hoa quả nhiều đường thì chúng ta có thể chọn các loại trái cây ít đường như ổi, thanh long trắng, bơ...
Hay những người bị bệnh gout lầm tưởng rằng thịt là món ăn khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên purin mới là nguyên nhân gây ra vấn đề. Chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách thái mỏng thức ăn, trần qua nước, đồng thời không dùng nước hầm xương, nước luộc thịt...
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
3. Quá nhiều chất bổ cũng không hề tốt
Bên cạnh việc tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, bác sĩ Phượng còn chỉ ra việc bổ sung quá nhiều chất bổ cũng tạo ra gánh nặng đối với người cao tuổi và điều này không thực sự cần thiết.
Bác sĩ cho biết đã từng có bệnh nhân đến khám chia sẻ rằng bản thân thậm chí bị stress vì một ngày phải nhớ giờ uống hơn 10 loại thực phẩm chức năng khác nhau.
Nhiều gia đình cho rằng người cao tuổi cần phải được bồi bổ. Do đó con cháu trong nhà thường mua những loại thuốc bổ như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, thực phẩm chức năng nói chung. Tuy nhiên, theo bác sĩ Phượng, những chất này chưa chắc đã hiệu quả, chỉ những trường hợp như ốm dậy, sức đề kháng kém thì mới cần bổ sung.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng việc hấp thu dinh dưỡng từ các chất trong thực phẩm tự nhiên là tốt nhất. Đặc biệt, các gia đình và người cao tuổi trước khi định bồi bổ loại chất nào đó cần đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn xem có thực sự cần thiết hay không.
Theo bác sĩ Dương Thị Phượng, tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi trong cộng đồng chiếm từ 15 đến 20%, trong các cơ sở chữa bệnh thì con số này thậm chí có thể lên đến hơn 40%. Điều này cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng không phải là hiếm, vấn đề là do chúng ta chưa phát hiện được ra.
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi ảnh hưởng đặc biệt nhiều đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của chúng ta. Vì vậy, bản thân người cao tuổi và con cháu đều cần chú ý đến vấn đề này. Mọi người cần tránh tình trạng thiếu hụt hoặc thừa chất dinh dưỡng vì cả hai đều ảnh hưởng không nhỏ đối với bản thân mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi.