45-60% người cao tuổi nằm viện bị suy dinh dưỡng, bác sĩ ĐH Y chỉ ra 6 sai lầm ăn uống rất nhiều người mắc phải: Cải thiện ngay để ông bà khỏe mạnh, sống thọ hơn mỗi ngày
Người lớn tuổi là đối tượng cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giảm nguy cơ bệnh tật, sống khỏe, và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, trên thực tế đang có những sai lầm trong quan niệm và thói quen ăn uống khiến tỷ lệ suy dĩnh dưỡng ở lứa tuổi này ngày càng cao.
- 01-11-2021Ông cụ 72 tuổi bị nhồi máu não do thường xuyên ăn một loại hải sản ai cũng mê: Nhiều cholesterol, cắn một miếng bằng 10kg mỡ, muốn sống lâu thì nên ăn ít lại
- 31-10-20217 bài tập phục hồi chức năng phổi sau khi nhiễm COVID-19, đặc biệt hữu hiệu với người cao tuổi: Dù khỏe mạnh cũng nên thực hiện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe
- 30-10-20215 loại thực phẩm giàu canxi chống loãng xương ngay trong bếp dành cho người cao tuổi: Sữa chỉ xếp vị trí thứ 3, ngôi vị quán quân ít người ngờ đến
Tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi ngày càng phổ biến và là một trong những vấn đề nghiêm trọng vì nó làm suy giảm chất lượng sống và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Bàn về vấn đề này, Bác sĩ Dương Thị Phượng – khoa dinh dưỡng và tiết chế, Bệnh viện Đại học y Hà Nội đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích: "Hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam tính trong cộng đồng dao động từ 15-20%. Thế nhưng tỉ lệ này có thể cao hơn trong bệnh viện. Các khảo sát cũng cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở NCT nằm viện cũng dao động từ 45-60% tùy mức độ bệnh."
Theo bác sĩ Phương, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người lớn tuổi phải đối mặt với vấn đề suy dinh dưỡng. Nhưng dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Càng lớn tuổi càng ăn ít
Ở người lớn tuổi, nhu cầu dinh dưỡng cần ít hơn so với người trẻ tuổi. Vì thế mà nhiều người thường cho rằng người già ăn ít là điều đương nhiên. Tuy nhiên, việc giảm thức ăn đầu vào hay chỉ ăn rau củ và hạn chế đạm trong bữa ăn của các cụ là điều sai lầm.
Theo bác sĩ Phương, người già nên ăn ít hơn những người trẻ tuổi (nhu cầu dinh dưỡng có giảm đi so với tuổi trung niên) nhưng vẫn cần 1 chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, người già nên bổ sung canxi để tránh loãng xương hoặc bổ sung protein để củng cố hệ cơ chắc khỏe.
2. Chế độ ăn không cân bằng, ăn kiêng quá đà
Người cao tuổi khi bị bệnh một số bệnh như thận hay tim mạch, phải ăn kiêng. Tuy nhiên, việc ăn kiêng không đúng cách hay kiêng khem quá mức dẫn tới thiếu hụt một số nhóm chất dinh dưỡng dinh dưỡng: nhóm đạm hay vitamin khoáng chất khác. Dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, ốm yếu.
3. Thói quen ăn mặn
Người Việt thường có thói quen ăn mặn nhiều. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, chúng ta nên ăn dưới 5g muỗi mỗi ngày.
Tuy nhiên, bác sĩ Phương cho biết: "Theo điều tra, người Việt đang ăn trung bình 8-9g muối mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang bị thừa muối. Việc cơ thể thừa muối là nguyên nhân gây ra các bệnh lý huyết áp và tim mạch ở người già."
Ảnh minh họa
4. Chỉ cần ăn 3 bữa chính là đủ
Càng lớn tuổi, chức năng tiêu hóa, hấp thu ở người già kém dần, việc ăn nhiều trong một bữa sẽ khiến ông bà cảm thấy khó tiêu dẫn tới chán ăn. Do đó, nếu chỉ ăn 3 bữa chính mỗi ngày sẽ không thể cũng cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần.
Theo bác sĩ Phương, người cao tuổi nên giảm lượng thức ăn trong bữa chính và ăn nhiều bữa phụ giữa buổi trong ngày (nên ăn từ 4 đến 5 bữa mỗi ngày) để vừa đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tránh tình trạng chán ăn khi ăn quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn.
5. Người cao tuổi ít uống nước
Nhiều người lớn tuổi chỉ uống nước khi khát, tuy nhiên, đó là thói quen sai lầm vì người già cảm giác khát sẽ giảm đi. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để đáp ứng đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày cần phải uống theo định lượng khoảng 2 lít. Tương đương khoảng 30-35ml lít/kg cân nặng.
6. Người cao tuổi cao hạn chế vận động
Việc hạn chế vận động là một trong những lối sống sai lầm ở người cao tuổi, là yếu tố dẫn đến các vấn đề như teo khối cơ, giảm sức cơ, giảm ngon miệng suy giảm miễn dịch, gây chán ăn.
Để có sức khỏe tốt nhất, bác sĩ Phương khuyên người lớn tuổi nên: có một chế độ ăn cân bằng, nên ăn 4- 5 bữa mỗi ngày; không nên ăn mặn. Đồng thời, những người cao tuổi cần tăng cường tập luyện thể dục, vận động để cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng tránh nguy cơ suy dinh dưỡng thường gặp ở người già .
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"