Người có gan khỏe luôn làm đủ 5 điều này khi ăn uống: Muốn biết dưỡng gan đúng hay sai, hãy kiểm tra ngay
Sở hữu một lá gan khỏe là điều quan trọng để có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh.
- 31-10-20228 “siêu thực phẩm” cho một lá gan khỏe mạnh
- 23-11-2021Người sở hữu lá gan khỏe mạnh sẽ không có 2 biểu hiện ở cổ, nếu bạn cũng vậy thì xin chúc mừng
- 02-08-2021Người sở hữu lá gan khỏe mạnh sẽ có 5 biểu hiện trên bàn tay, nếu bạn có đủ cả thì xin chúc mừng
Chế độ ăn uống cân bằng là điều quan trọng nhất để có lá gan khỏe
Gan là cơ quan thực hiện một số chức năng trọng yếu của cơ thể. Gan giữ trách nhiệm chính trong việc lọc máu, loại bỏ chất độc và chuyển hóa thuốc. Cơ quan này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất mật, tham gia tiêu hóa và hấp thu chất béo. Được coi là "nhà máy hóa chất của cơ thể", gan còn có nhiệm vụ kiểm soát đường huyết, tổng hợp protein máu và điều hòa lượng cholesterol.
Mặc dù là cơ quan có khả năng tái tạo đáng kinh ngạc nhưng gan cũng rất dễ bị tổn thương bởi lối sống không lành mạnh và các yếu tố môi trường xung quanh.
Tiến sĩ Sudha Kodali, bác sĩ chuyên khoa gan tại Bệnh viện Houston Methodist (Mỹ), cho biết các tổn thương về gan thường không được phát hiện sớm. Do đó, nhiều người phát hiện bệnh gan khi bệnh đã bước sang giai đoạn tiến triển. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí có người phải ghép gan mới có thể duy trì sự sống.
Chính vì thế, việc hành động để bảo vệ sức khỏe của lá gan là điều mà bất cứ ai đều phải quan tâm. Trong đó, tiến sĩ Kodali nhấn mạnh, áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất chống oxy hóa cũng như tất cả các vitamin và khoáng chất thiết yếu là điều quan trọng nhất để có một lá gan khỏe.
Người có gan khỏe luôn làm đủ 5 điều này khi ăn uống
Theo Hiệp hội Gan Australia và Quỹ Gan Vương Quốc Anh, để có một lá gan khỏe, mọi người cần làm đủ 5 điều sau đây khi ăn uống:
1. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hoà, có thể gây áp lực cho gan. Dần dần, chất béo có thể tích tụ lại trong gan, gây viêm và xơ hoá tế bào gan.
Ngoài đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều đồ ăn mặn cũng không có lợi cho gan. Theo Medical News Today, tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến một số thay đổi ở gan, chẳng hạn như biến dạng tế bào, tăng tỷ lệ tế bào chết và giảm tỷ lệ phân chia tế bào. Tất cả các yếu tố này có thể dẫn tới xơ gan.
Chính vì thế, để bảo vệ gan, bạn cần hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và giảm muối khi nấu ăn.
2. Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn và nước ngọt
Đồ uống có cồn và nước ngọt đều gây ra những tác động tiêu cực đối với lá gan nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều. Đồ uống có cồn khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa chủ yếu tại gan. Do đó, nếu lạm dụng loại đồ uống này có thể gây tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Còn nước ngọt là một loại nước có chứa lượng chất tạo ngọt cao. Nếu uống quá nhiều, quá thường xuyên có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, lâu dần có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan.
3. Tiêu thụ protein hợp lý
Tiêu thụ protein một cách điều độ là điều quan trọng để duy trì một lá gan khỏe mạnh. Protein cần thiết cho việc tổng hợp các enzyme và hormone cũng như việc tái tạo tế bào gan. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều protein, đặc biệt protein từ thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn, có thể gây áp lực lên gan và khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để xử lý các sản phẩm phụ từ quá trình chuyển hóa protein.
Do đó, khi tiêu thụ protein, mọi người nên tiêu thụ một cách hợp lý. Mọi người không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn mà nên chọn các nguồn protein lành mạnh như cá, thịt gia cầm không da, đậu và các sản phẩm từ sữa ít béo.
Riêng đối với cá, mọi người nên ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần. Nên ưu tiên chọn các loại cá béo như cá mòi, cá hồi để bổ sung thêm các axit béo lành mạnh.
4. Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh gan. Ngoài nước lọc, bạn có thể dùng thêm sữa ít béo, trà và cà phê.
5. Không bao giờ bỏ qua rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
Nên ăn đa dạng các loại rau xanh và trái cây, đặc biệt là những loại có màu sắc rực rỡ với sắc tố sáng đậm như cam, vàng, đỏ và xanh lá cây. Ăn ít nhất 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, mỗi bữa ít nhất 1 phần. 1 phần rau xanh, trái cây ở đây tương đương với 80g.
Lưu ý, các loại củ như khoai tây, sắn, khoai mỡ, khoai lang không được tính là rau vì chúng là thực phẩm giàu tinh bột. Nên chọn rau xanh, trái cây có nguồn gốc rõ ràng và rửa sạch trước khi sử dụng. Không nên ăn rau, củ, quả đã bị hư hỏng. Nên hấp hoặc nướng để giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì các loại ngũ cốc tinh chế.
Đời sống và pháp luật