MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất

06-10-2023 - 19:19 PM | Tài chính quốc tế

Loài vật này được cho là có thể tác động đến cuộc sống của 1/10 dân số trên hành tinh.

Loài vật bé nhỏ gây ra nỗi kinh hoàng của người dân

Châu chấu sa mạc (tên khoa học Schistocerca gregaria) làm một loài châu chấu thuộc Phân bộ châu chấu, là loài vật phá hoại sản xuất nông nghiệp ở châu Phi, Trung Đông, châu Á trong nhiều thế kỷ.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 1.

Châu chấu sa mạc là loài vật phá hoại sản xuất nông nghiệp ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Pixabay)

Châu chấu sa mạc trưởng thành có màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt, trên cánh có nhiều chấm màu nâu, chiều dài cơ thể từ 4,5 – 6,0 mm. Trứng châu chấu sa mạc được đẻ thành bọc, quả trứng không cong, màu nâu vàng, dài 0,7 - 0,8 cm. Trứng châu chấu sa mạc thường được đẻ trong đất cát ẩm ở độ sâu khoảng từ 5 - 10 cm dưới mặt đất, trung bình mỗi châu chấu cái chỉ đẻ 2-4 bọc trứng nhưng mỗi bọc trứng chứa từ 100 - 160 trứng, chiều dài bọc trứng khoảng 5 – 8,5 cm.

Tuổi thọ của châu chấu sa mạc thường là 5-6 tuổi, mới nở có màu trắng nhưng chuyển thành màu xanh đen sau 1 - 2 giờ, đến tuổi 4 chuyển sang màu nâu hoặc màu vàng rơm với các đốm đen lớn trên cơ thể. Hình dạng châu chấu non giống như châu chấu trưởng thành, nhưng mầu sắc nhạt hơn, không có cánh và cũng chưa có cơ quan sinh sản.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 2.

Kích thước đàn châu chấu sa mạc khi di chuyển rất lớn, thường hàng trăm triệu con, có khi hàng tỷ con. (Ảnh: Pixabay)

Kích thước đàn châu chấu sa mạc khi di chuyển rất lớn, thường hàng trăm triệu con, có khi hàng tỷ con, đàn lớn có thể kéo dài 7-8 km. Theo một số tài liệu nghiên cứu, mỗi ngày đàn châu chấu sa mạc có thể di chuyển 120-150 km.

Điều kiện để châu chấu sa mạc sinh sôi

Điều kiện thuận lợi để loài vật này bùng phát thành dịch là trên cát ẩm và đất pha cát. Các cây màu đang vào vụ cấy trồng cũng giúp châu chấu sa mạc sinh sôi nhanh hơn. Ngoài ra, mưa trái vụ xuất hiện nhiều vào mùa xuân năm nay ở các bang miền Bắc đã khiến cho dịch châu chấu sa mạc đến sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 3.

Điều kiện thuận lợi để loài vật này bùng phát thành dịch là khi cây màu đang vào vụ cấy trồng. (Ảnh: Pixbay)

Biến đổi khí hậu được cho là tác nhân làm trầm trọng thêm nạn châu chấu sa mạc. Cùng với đó, những cơn mưa do các cơn bão nhiệt đới cũng là một trong những yếu tố hình thành nên 1 thảm thực vật tươi tốt, giúp cho châu chấu phát triển và sinh sôi.

Sức tàn phá của châu chấu sa mạc

Tính toán của các nhà khoa học cho thấy, một con châu chấu có thể ăn một lượng cây cỏ bằng trọng lượng cơ thể mình, tức là từ 5 đến 10 gram. Một đàn châu chấu một ngày có thể tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương khẩu phần của 35.000 người.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 4.

Một đàn châu chấu một ngày có thể tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương khẩu phần của 35.000 người. (Ảnh: Pixabay)

Mỗi ngày, những đàn châu chấu phá hoại ăn tới 1,8 tấn thực vật và so sánh một đàn châu chấu có quy mô trung bình cũng có thể phá hủy lượng cây trồng đủ để nuôi sống 2.500 người trong cả năm.

Với một đàn lớn, có tới hàng chục triệu con châu chấu sa mạc đói khát di chuyển qua hàng chục đến hàng trăm kilômét, loài vật này có thể nhai "sạch sành sanh" một cánh đồng chỉ trong vài phút.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 5.

Loài vật này có thể nhai "sạch sành sanh" một cánh đồng chỉ trong vài phút. (Ảnh: NatGeo)

Các nhà khoa học còn cho biết thêm khi tình trạng nóng lên toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp, tình hình sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Chính bởi khả năng di chuyển rộng mà châu chấu sa mạc được cho là có thể tác động đến cuộc sống của 1/10 dân số trên hành tinh.

Trong lịch sử, những năm xảy ra nạn châu chấu sa mạc được gọi tên là "năm châu chấu", đó là khi chúng hoành hành và gây ra hậu quả lớn. Đối với những người dân, sự xuất hiện của đàn châu chấu sa mạc là cả một đại nạn. Loài vật này có mặt ở khắp mọi nơi và làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật. Châu chấu sa mạc cản trở giao thông; tràn vào mọi ngõ ngách và nơi đâu cũng là điểm dừng chân của chúng.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 6.

Châu chấu sa mạc được cho là có thể tác động đến cuộc sống của 1/10 dân số trên hành tinh. (Ảnh: Pixabay)

Không những thế, với những trang trại và vườn cây ăn quả, đàn châu chấu sa mạc là một "cơn bão quét" khủng khiếp. Các nhà khoa học cho biết, nạn châu chấu sa mạc vẫn đang là mối nguy gây hại cho các quốc gia và đe dọa an ninh lương thực hàng chục triệu người. Giới quan chức ở một số nước cho biết, họ đã phải sử dụng thuốc trừ sâu liều cao nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc đối phó với dịch hại châu chấu. Thậm chí, sau đợt dùng thuốc trừ sâu, những đàn châu chấu sa mạc còn sinh sôi nhiều bất thường. Dường như, những con châu chấu sa mạc rất khó để diệt trừ. Lý do là gì?

Vì sao châu chấu sa mạc khó tiêu diệt?

Những năm đại dịch Covid diễn ra cũng chính là thời điểm nạn châu chấu sa mạc hoành hành nghiêm trọng nhất. Từ đầu tháng 12/2019, những đàn châu chấu sa mạc lớn với số lượng lên đến 400 tỷ con bắt đầu hình thành phía Đông Ethiopia và Bắc Somalia, khu vực Đông Bắc Phi còn gọi là Vùng Sừng châu Phi. Sau đó đàn châu chấu tiếp tục sinh sôi và tách thành nhiều đàn, có những đàn rộng đến 2.500 km2, bay qua khu vực biên giới nhiều quốc gia. 

Loài vật này nhanh chóng lan rộng sang một loạt nước châu Phi khác cũng như một số nước Trung Đông và châu Á, gồm: Kenya, Djibouti, Eritrea, Tanzania, Uganda, Sudan, Nam Sudan, Yemen, Ả-rập Xê-út, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc. Tổ chức FAO cho rằng đây là quãng thời gian dịch châu chấu sa mạc tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, đe dọa an ninh lương thực của nhiều quốc gia châu Phi cũng như trên khắp thế giới.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 7.

Những năm đại dịch Covid diễn ra cũng chính là thời điểm nạn châu chấu sa mạc hoành hành nghiêm trọng nhất. (Ảnh: Pixabay)

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận định rằng có 3 nguyên nhân chính khiến châu chấu sa mạc khó lòng bị tiêu diệt.

Thứ nhất, bằng chứng là các nghiên cứu sâu trong một khoảng thời gian dài cho thấy, châu chấu sa mạc đã bất ngờ thay đổi thói quen cũ và bắt đầu di chuyển, hoạt động theo hướng bầy đàn hơn là những cá thể riêng biệt như cũ.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 8.

Các nhà khoa học nhận định châu chấu sa mạc là một trong những loài vật khó tiêu diệt bậc nhất. (Ảnh: Pixabay)

Lí do khiến loài vật di cư theo đàn là để tự vệ. Khi cảm thấy nguy hiểm, chúng chỉ nhảy về phía trước. Chuyển động này được lặp đi lặp lại ở nhiều con châu chấu trong một nhóm, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy "đoàn di cư" tiến lên phía trước.

Thứ hai, châu chấu sa mạc đã thay đổi màu sắc và kích thước, nếu như trước đây chúng có màu xanh lá cây hoặc màu nâu đốm thì nay đã chuyển sang màu vàng rực để phù hợp hơn với môi trường xung quanh.

Thứ ba, châu chấu sa mạc đã thay đổi hình dạng bên ngoài nhỏ hơn trong khi não bộ lại lớn hơn. Trong quá trình tiến hóa, những thay đổi về hành vi của loài vật này chỉ xảy ra trong vài giờ.

"Nhai sạch" cánh đồng trong vài phút, đây là loài vật khó tiêu diệt bậc nhất - Ảnh 9.

Nhiều quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc để đối phó với đại dịch châu chấu sa mạc khi loài này sinh sôi quá nhiều. (Ảnh: Pixabay)

Với những thay đổi này, các đàn châu chấu sa mạc dễ dàng xâm nhập vào từng lãnh thổ qua đường biên giới. Trước tình hình trên, các nước châu Phi đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc để đối phó dịch châu chấu sa mạc và nâng cảnh báo lên mức nguy hiểm đối với hoa màu nông nghiệp. Tại châu Á, nhiều quốc gia cũng ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Các cơ quan chính quyền và người dân các nước đang nỗ lực để diệt trừ loài côn trùng này. Cách hiệu quả nhất để kiểm soát châu chấu sa mạc là phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, việc triển khai các chiến dịch phun thuốc trừ cũng không có hiệu quả ngay lập tức. Nhiều quốc gia hiện đang bị châu chấu sa mạc tấn công đã nhiều năm không tiếp xúc trực tiếp loài này và không có chuyên môn để đối phó với loài vật gây hại này. Hơn nữa, ngoài việc tập trung vào việc giảm thiểu thiệt hại do châu chấu sa mạc gây ra, các cơ quan và chính phủ còn phải nỗ lực giải quyết mối quan tâm cấp bách về việc thiếu lương thực. Do đó, đến nay, đại dịch châu chấu sa mạc vẫn là một trong những vấn nạn khó dẹp bỏ nhất.


Theo Nguyệt Phạm

Tổ quốc

Trở lên trên