Nhận được hơn 3,5 tỷ chuyển khoản nhầm nhưng quyết không trả lại ngay, cộng đồng mạng lại đồng tình: Làm vậy là đúng!
Dù cảnh sát đã gọi điện tới yêu cầu trả tiền cho người chuyển nhầm, người đàn ông này vẫn quyết từ chối.
- 03-10-2024Người trên 70 tuổi có được vay tiền ngân hàng?
- 03-10-2024Nhiều người nhận được cuộc gọi báo vi phạm hợp đồng vay tiền qua thẻ tín dụng, phải trả số tiền lớn nếu không muốn bị khởi tố
- 03-10-2024Cách VIB thay đổi “cuộc chơi” trên thị trường thẻ tín dụng
Chiều ngày 17/6/2024, ông Tài, trú tại khu Trường Hưng, Trùng Minh, Trung Quốc, lao vào sảnh tiếp tân của đồn công an với gương mặt nhễ nhại mồ hôi. Ông lo lắng nói với cảnh sát: “Đồng chí cảnh sát, xin hãy giúp tôi nhanh lên, tôi lỡ tay chuyển khoản 1 triệu Nhân dân tệ (NDT) (khoảng hơn 3,5 tỷ VND) cho nhầm người mất rồi!”
Sau khi lấy lại bình tĩnh, ông Tài kể: “Tôi định chuyển tiền cho một người bạn của tôi vì anh ấy cần tiền mua nhà gấp. Nhưng do sơ ý tôi đã chuyển số tiền đó đến tài khoản của một người khác".
Người này từng là công nhân tại nhà máy của tôi, tôi có lưu số tài khoản của anh ta trong app ngân hàng. Cả bạn tôi và người này đều mang họ Từ, trong lúc thao tác tôi đã không nhìn kỹ mà bấm nhầm vào tên anh ta rồi xác nhận chuyển tiền luôn”.
Qua xác minh, cảnh sát nhanh chóng hỗ trợ ông Tài liên hệ với ngân hàng để tra soát và liên lạc với anh Từ, chủ tài khoản nhận tiền.
Tuy nhiên, khi anh Từ nhận điện thoại từ cảnh sát, người này tỏ ra vô cùng thận trọng. Anh ta nói: “Làm sao mà tự nhiên lại có 1 triệu NDT trong tài khoản của tôi, chắc chắn đây là một chiêu trò lừa đảo. Nếu thực sự có chuyện đó, hãy yêu cầu cảnh sát địa phương tới tận nhà tôi để xác minh, rồi tôi sẽ trả lại tiền”.
Hiểu được sự nghi ngại của anh Từ, cảnh sát ngay lập tức liên hệ với đồn công an nơi anh Từ cư trú, nhờ họ đến tận nhà anh để xác nhận và giải trình. Cuối cùng, anh Từ đã đồng ý chuyển trả 1 triệu NDT cho ông Tài.
Vụ việc được đăng tải trên một trang mạng xã hội của Trung Quốc. Bên cạnh dành lời khen cho sự hỗ trợ kịp thời từ phía cơ quan chức năng, nhiều cư dân mạng nước này cho rằng anh Từ đã đúng khi không vội tin vào cuộc gọi của cảnh sát.
Theo luật, anh Từ không có cơ sở pháp lý khi nhận tiền từ ông Tài, nên anh này có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền bị chuyển nhầm vào tài khoản mình. Tuy nhiên, thời gian gần đây có rất nhiều trường hợp kẻ lừa đảo mạo danh cảnh sát gọi điện tới yêu cầu chuyển tiền, nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Do vậy, việc anh Từ chờ đến khi có xác nhận chính xác từ phía cơ quan có thẩm quyền mới trả lại tiền cho ông Tài là hành động đúng đắn.
Rút kinh nghiệm từ trường hợp của ông Tài, người dùng app ngân hàng nên kiểm tra kỹ tên người nhận, số tài khoản và những thông tin quan trọng khác trước khi chuyển khoản, tránh xảy ra sự cố.
Khi phát hiện sai sót, cần liên lạc ngay với ngân hàng yêu cầu tra soát giao dịch và nhờ tới sự giúp đỡ của cơ quan chức năng nếu cần thiết.
Theo Toutiao
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Bảo vệ ví tiền
Xem tất cả >>- 3 nhóm tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa thẻ, tạm ngừng giao dịch từ 1/1/2025
- Mất thẻ ATM có nguy hiểm?
- Ứng tuyển an toàn tại ACB: Lưu ý quan trọng để tránh lừa đảo
- Sau 6 lần chuyển tiền tổng cộng 343 triệu, bị "đối tác làm ăn" chặn số Zalo: Người đàn ông vội đến công an trình báo
- Người dùng chưa xác thực sinh trắc học vẫn có thể rút tiền tại máy ATM trong trường hợp này từ ngày 1/1/2025