MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn vào gương rất lâu, tôi nhận ra mình không còn trẻ nữa: Trước nghỉ hưu, nhất định phải tích lũy 3 thứ, cuộc sống mới an tâm

19-08-2024 - 15:45 PM | Lifestyle

Nhìn vào gương rất lâu, tôi nhận ra mình không còn trẻ nữa: Trước nghỉ hưu, nhất định phải tích lũy 3 thứ, cuộc sống mới an tâm

Bỗng một ngày nào đó, khi soi gương, bạn nhận ra mình không còn trẻ nữa, đã chuẩn bị bước vào tuổi trung niên và bắt buộc phải chuẩn bị dần cho tuổi già sau này.

Tất cả chúng ta đều đánh giá thấp sự hay thay đổi của thời gian, luôn nghĩ mình còn trẻ mà bỏ qua nhịp sống hiện tại, rất dễ để những thứ quan trọng tuột mất khỏi tầm tay. Đã bao lâu rồi bạn chưa nghiêm túc nhìn lại bản thân mình? Đã bao lâu rồi bạn không nhớ mình ngày xưa như thế nào?

Có bao nhiêu người vô tình phát hiện ra mình đã bước vào ngưỡng tuổi trung niên. Khủng hoảng tuổi trung niên không còn là 1 khái niệm trong xã hội nữa, mà đã bắt đầu để lại những tín hiệu đầu tiên trong cuộc đời của chính chúng ta.

Có người từng nói: "Điều đáng sợ của tuổi trung niên thực chất không phải là sự cô đơn, nghèo đói hay già cả, mà là ở tuổi trung niên, bạn mới muộn màng nhận ra rằng mình chưa bao giờ sống theo cách mình muốn."

Vì thế, để đảm bảo quyền kiểm soát và tự quyết cho nửa đời sau, mọi người nhất định phải tích lũy đủ 3 thứ sau đây trước khi bắt đầu nghỉ hưu.

1. Khoản tiết kiệm dư dả

Trong một số gia đình, các bậc cha mẹ thường đặt con cái lên hàng đầu, sẵn sàng hy sinh tất cả vì tương lai của con. Nhưng liệu điều này có thực sự đúng đắn?

Dù con cái có hiếu thảo đến đâu, khi về già, cha mẹ vẫn cần có sự độc lập về tài chính. Nếu đặt tất cả hy vọng vào con cái, liệu có chắc con cái sẽ luôn ở đó khi cha mẹ cần? Hay cuối cùng, chính điều đó lại trở thành áp lực lên các con, khiến mối quan hệ ngày càng xa cách.

Điều quan trọng nhất khi bước vào tuổi trung niên là phải có đủ tiền tiết kiệm để đảm bảo cuộc sống độc lập. Bởi chỉ khi có tiền trong tay, người ta mới không cảm thấy hoảng sợ. Vì vậy, hãy luôn để lại một phần tài sản cho chính mình.

Nhìn vào gương rất lâu, tôi nhận ra mình không còn trẻ nữa: Trước nghỉ hưu, nhất định phải tích lũy 3 thứ, cuộc sống mới an tâm- Ảnh 1.

2. Sự tự lập của con cái

Ông Trương, 52 tuổi, chuẩn bị nghỉ hưu, nhưng mối bận tâm của ông không phải là tương lai của mình mà là công việc của cô con gái vừa tốt nghiệp đại học.

"Cha, con thấy công việc ở công ty quảng cáo rất thú vị, con muốn ứng tuyển vào đó," con gái ông Trương hứng khởi chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Trương không đồng tình: "Công ty quảng cáo ư? Không ổn định! Con nên thi công chức, sau này cũng tiện kết hôn rồi chăm lo cho gia đình. Đi làm ở ngoài vất vả lắm."

"Nhưng con không thích..."

"Con không hiểu đâu, bố làm điều này là vì tương lai của con!"

Nhiều bậc cha mẹ như ông Trương thường can thiệp sâu vào cuộc sống của con cái với lý do muốn tốt cho con. Từ việc con chọn ngành học, tìm việc làm cho đến chuyện kết hôn, sinh con, họ đều muốn có tiếng nói. Đôi khi, họ thậm chí muốn con cái thực hiện những ước mơ mà bản thân chưa hoàn thành, ép buộc con phải đi theo con đường mà họ từng mong muốn.

Tuy nhiên, cần nhận ra rằng con cái là những cá thể độc lập, sống cho cuộc đời của chính mình chứ không phải để hoàn thành ước mơ của cha mẹ. Hôn nhân và gia đình là những lĩnh vực cha mẹ thường can thiệp nhất. Sự thúc ép kết hôn, sinh con và thậm chí là can thiệp vào cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ có thể gây ra căng thẳng, đôi khi còn làm rạn nứt hôn nhân.

Nhìn vào gương rất lâu, tôi nhận ra mình không còn trẻ nữa: Trước nghỉ hưu, nhất định phải tích lũy 3 thứ, cuộc sống mới an tâm- Ảnh 2.

Thực tế, mỗi người đều có phúc riêng, con cái cũng có cuộc sống và kế hoạch của mình. Nếu thật sự muốn tốt cho thế hệ tương lai, cha mẹ nên để con tự do quyết định. Khi cần, cha mẹ có thể hỗ trợ, nhưng điều quan trọng nhất là không nên can thiệp quá sâu.

Đôi khi, việc cha mẹ chăm sóc tốt cho bản thân và không gây thêm áp lực cho con cái lại là cách giúp đỡ tốt nhất. Trong xã hội hiện đại, người trẻ đã phải chịu rất nhiều áp lực. Nếu thật sự yêu thương con cái, hãy học cách yêu thương chính mình trước, để con cái không phải lo lắng ngược lại cho cha mẹ.

3. Thói quen tập thể dục đều đặn

Ở tuổi 55, ông Vương đã nghỉ hưu và duy trì thói quen tập thể dục buổi sáng mỗi ngày. Với ông, đây không chỉ là một hoạt động thể chất mà còn là cách bảo vệ sức khỏe và tinh thần sau nhiều năm cống hiến cho công việc.

"Lão Vương, sao ông vẫn còn chăm chỉ như vậy? Nghỉ hưu rồi, cứ tận hưởng cuộc sống đi chứ!" Ông Lý hàng xóm thắc mắc.

Ông Vương mỉm cười đáp: "Chính vì nghỉ hưu nên tôi phải chú ý đến sức khỏe hơn. Sức khỏe là nền tảng của mọi thứ. Nếu không có cơ thể tốt, làm sao có thể tận hưởng cuộc sống?"

Bước vào tuổi 50, chúng ta không thể xem nhẹ tầm quan trọng của sức khỏe. Ở độ tuổi này, các chức năng cơ thể dần suy giảm, nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Duy trì lịch trình sinh hoạt đều đặn, tập thể dục vừa phải và giữ tinh thần vui vẻ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Khi cơ thể và tinh thần ở trạng thái tốt, chúng ta sẽ đối diện với khó khăn trong cuộc sống một cách bình tĩnh và hiệu quả hơn.

Điều quan trọng là học cách buông bỏ những thứ không cần thiết. Đừng bị cuốn vào những tranh cãi vô nghĩa, đừng so sánh mù quáng với người khác, và đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống của người khác. Cuộc đời này không dài cũng không ngắn, không có nhiều điều thực sự đáng để ta bận tâm. Học cách buông bỏ và tận hưởng cuộc sống, chúng ta sẽ thấy những điều tốt đẹp đến một cách tự nhiên. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt và mọi thứ sẽ tự nhiên đi theo đúng hướng.

*Nguồn: Sohu

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên