MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau nghỉ hưu, dù con cái có hiếu thảo đến đâu cũng không “bền vững” bằng 3 điều này

17-08-2024 - 21:32 PM | Sống

Sau nghỉ hưu, dù con cái có hiếu thảo đến đâu cũng không “bền vững” bằng 3 điều này

Cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, muốn đi tới cuối con đường, bạn không thể cứ cắm đầu chạy, mà còn cần có 3 thứ đồng hành.

Nhiều người cho rằng khi về già, hạnh phúc phụ thuộc hoàn toàn vào con cái. Con cái có hiếu thì sống thoải mái; con cái không hiếu thảo thì một mình chịu cay đắng. Vì thế, để tuổi già được an nhàn hơn, họ có tâm lý luôn hy sinh, cống hiến hết mình cho con cái, mong sau này sẽ nhận được sự chăm sóc chu đáo từ con.

Tuy nhiên, đặt hết gánh nặng tuổi già lên vai con trẻ là một quan điểm không đúng. Tư duy này vừa khiến con cái bị “ngộp thở”, vừa khiến tương lai của chính mình trở nên chông chênh.

Trên thực tế, bạn mới là chủ nhân của cuộc đời mình. Vì thế, thay vì phụ thuộc vào con cái, bạn nên đề cao 3 yếu tố bền vững sau đây.

1: Tiết kiệm đủ để bảo vệ bản thân

Bà Vương chưa bao giờ nghi ngờ việc con trai bà sẽ đối xử tệ bạc với bà. Do đó, sau nửa đời tích lũy được số tiền tiết kiệm kha khá, bà quyết định dùng tất cả để mua nhà cho con trai.

Con trai của bà quả thực là một người con ngoan và hiếu thảo, luôn cố gắng đặt mẹ lên hàng đầu. Nhưng kể từ sau khi qua tuổi 70, bà Vương yếu đi trông thấy, nhiều lần phải nhập viện. Dần dần, bà cảm thấy con dâu dường như buồn phiền vì việc này.

Một lần, bà Vương thậm chí nghe thấy tiếng con trai và vợ đang tranh luận trong phòng riêng. “Mẹ đau ốm liên miên như vậy, tiền tiết kiệm của chúng ta gần như cạn sạch vì nộp viện phí. Nếu cứ tiếp tục như vậy, học phí của 2 đứa trẻ phải làm sao?”, tiếng con dâu vọng ra qua khe hở.

Bà Vương nghe xong, nước mắt lặng lẽ chảy dài trên khuôn mặt. Bà chợt nhận ra cuộc sống tuổi già lý tưởng của mình quá xa vời thực tế. Bà tính đến lòng hiếu thảo của con trai nhưng lại bỏ qua những yếu tố khác, chẳng hạn như sức khỏe của bản thân. Bà càng không thể trách con dâu vì con dâu cũng đã chăm sóc bà hết mức, chưa bạc đãi điều gì.

Bà nhận ra rằng, bản thân đáng lẽ phải giữ một khoản tiền tiết kiệm để lo cho chính mình. Như vậy, sự phụ thuộc vào con cái sẽ giảm đi đáng kể. Con trai vẫn có thể thể hiện lòng hiếu thảo, nhưng còn bị đặt vào thế khó giữa mẹ và vợ.

photo-1723903987454

2: Một cơ thể khỏe mạnh cho phép bạn sống tận hưởng

Khi con người về già, một cơ thể khỏe mạnh là điều hạnh phúc nhất đối với người già. Khi còn trẻ, bạn nợ cơ thể bao nhiêu thì khi về già, bạn sẽ phải trả lại gấp bội. Bệnh nhẹ thì không sao, nhưng nếu chẳng may bị bệnh nặng thì những năm cuối đời sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều.

Một lần, bà Vương gặp lại người bạn cũ là bà Trương trong bệnh viện. Bà Trương tuy lớn hơn bà Vương vài tuổi nhưng trông có vẻ khỏe khoắn, nước da hồng hào.

“Chị chăm sóc thân thể thật tốt!” Bà Vương chân thành khen ngợi.

Bà Trương cười nói: “Không có bí quyết gì cả, khi còn trẻ tôi chú ý tập thể dục và ăn uống điều độ mà thôi. Dù bây giờ đã lớn tuổi, chúng ta vẫn cần phải tự chăm sóc bản thân để không gây phiền phức cho con cái.”

Bà Vương nghe xong liền cảm nhận được rằng, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ giúp cuộc sống sau này của bạn thuận lợi hơn, mà còn giúp bạn sống tự do và thoải mái hơn, không cần phải làm phiền người khác quá nhiều.

3: Một thái độ cởi mở để vượt qua nhiều thay đổi tâm sinh lý

Một ngày nọ, bà Vương gặp một người hàng xóm cũ đang ngồi đọc báo một cách ung dung trong công viên.

"Ông Lý, hôm nay vui quá nhỉ!" Bà Vương chào hỏi.

Ông cười nói: “Đúng vậy, sau khi về hưu, tôi bắt đầu tận hưởng cuộc sống của mình. Con cái có sự nghiệp và gia đình riêng, người già chúng ta không cần lúc nào cũng phải quan tâm quá mức. Đến lúc nào con cái xin giúp đỡ thì mới giúp đỡ, mà còn tùy tình hình, tùy việc mới giúp. Còn những lúc khác thì cứ để thuận theo tự nhiên đi.”

Bà Vương gật đầu suy nghĩ. Đối với thế hệ con cháu, ông bà đều cách biệt thế hệ rất lớn, từ đó có quan niệm sống khác nhau, không dễ dàng can thiệp vào chuyện của nhau. Người xưa cũng có câu: “Con cháu sẽ có phúc của riêng con cháu”. Người lớn tuổi không cần quá ôm đồm, lao tâm khổ tứ vì thế hệ tương lai, kẻo ảnh hưởng đến trách nhiệm và sự đóng góp của con cái đối với gia đình, không có lợi cho sự hòa thuận giữa các thành viên.

photo-1723903965652

Khi có thể tận hưởng cuộc đời của chính mình, họ sẽ bắt đầu trở nên cởi mở hơn về tâm trí, thoải mái hơn về tâm thần, ít lo lắng muộn phiền nên không phải đối mặt với các cơn giận. Đây cũng là bí quyết chăm sóc sức khỏe hiệu quả trong những năm cuối đời.

Trải qua bao nhiêu chuyện, bà Vương cuối cùng cũng nhận ra rằng khi một người đến tuổi già, tài sản quan trọng nhất là chính bản thân mình. Vì thế, để lo cho bản thân tốt hơn, hãy chuẩn bị số tiền tiết kiệm đủ đầy, một cơ thể khỏe mạnh và một tâm hồn rộng mở.

Khi bạn có thể giữ được ba “vũ khí thần kỳ” này trong những năm cuối đời, cho dù bạn có gặp khó khăn, bạn cũng có đủ sự vững vàng để chống đỡ mọi chông gai.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên