Những mánh khoé các nhà sản xuất đồ ăn sử dụng để dụ khách mua hàng nhiều hơn, có khi chúng ta thấy ngay trước mắt mà chẳng nhận ra
Không sai khi các công ty sản xuất đồ ăn sử dụng mẹo để bán được nhiều hàng hơn, chỉ là các khách hàng cần phải tỉnh táo để không “bị lừa”.
- 01-07-2020Bước sang tuổi 50, bạn cần những thói quen và chế độ sống mới: 5 quan niệm sai lầm tưởng là tốt nhưng lại hại sức khỏe tuổi trung niên
- 01-07-2020Mắt sẽ bị lão hóa theo tốc độ lão hóa của cơ thể: Đảm bảo dinh dưỡng và tuân thủ các quy tắc sinh hoạt là chìa khóa để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn"
- 22-06-2020Bí quyết vàng giúp chiến thắng quá trình lão hóa tự nhiên của bộ não: Là những nguyên tắc đơn giản ai cũng được dạy từ khi còn nhỏ
Ngày nay các khách hàng hầu hết đều rất thông thạo, tỉnh táo khi mua hàng, phân biệt được loại thực phẩm mình cần và thường có tâm lý trung thành với các thương hiệu quen thuộc, cảnh giác trước những hãng chưa biết. Tuy vậy, các nhà sản xuất đồ ăn cũng "nâng cấp" các mánh khoé của họ lên theo thời gian, với mục đích muốn quảng cáo tốt nhất đến khách hàng, dụ thêm nhiều người mua hơn.
Không sai khi các công ty sản xuất đồ ăn sử dụng mẹo để bán được nhiều hàng hơn, chỉ là các khách hàng cần phải tỉnh táo để không "bị lừa" hoặc bị mua phải sản phẩm không ưng ý. Sau đây là một số mánh khoé của nhà sản xuất mà bạn nên để ý khi đi mua hàng, chúng đúng không chỉ với thực phẩm mà còn nhiều mặt hàng khác:
1. Thành phần dinh dưỡng được in trên bao bì theo tỉ lệ: Chỉ có các thành phần ở 2-3 vị trí đầu mới là thứ bạn thực sự ăn vào, còn ở dưới chỉ là… cho có (với khối lượng cực nhỏ) hoặc thậm chí là không có ảnh hưởng gì tới giá trị dinh dưỡng tổng thể luôn.
2. Dòng chữ "100% nguyên chất": Bạn có thể tìm thấy đâu đó trên bao bì dòng chữ "và thêm một số thành phần khác". Con người thường bị hấp dẫn bởi những thứ chất lượng, nguyên bản nhưng hãy đọc thật kỹ nhé.
3. Tương tự như trên, dòng chữ "Tươi ngon" hay "Đến từ nông trại" dán trên thực phẩm chưa chắc đã thể hiện đúng ý người tiêu dùng hiểu. Miếng thịt "tươi ngon" chỉ có nghĩa là nó chưa bị đông lạnh mà thôi.
4. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc của bao bì có ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn của khách hàng: những màu nhẹ nhàng, trầm hơn sẽ khiến khách liên hệ tới những thực phẩm lành mạnh và ngược lại.
5. Trong tiềm thức của nhiều người, những món có bao bì mỏng, cao, gọn, có hình dáng gần giống với con người là thực phẩm… lành mạnh hơn, ít calo hơn. Điều này lý giải vì sao hình dạng thắt đáy lưng ong của các chai đồ uống rất phổ biến.
6. Bao bì giấy craft màu nâu khiến cho đồ ăn có cảm giác healthy hơn nhưng thực chất thì không phải vậy. Phương pháp này hiệu quả đến mức người ta cho rằng đồ ăn nhanh (fastfood) được đóng bằng giấy craft sẽ... lành mạnh hơn.
7. Khi đi mua hàng hãy để ý kỹ về những khoảng trống trong bao bì, các nhà sản xuất thường xuyên sử dụng mẹo này để khách hàng nghĩ mình mua được nhiều nhưng thực tế là mua không khí rồi.
8. Các nhà sản xuất rất chuộng những hình ảnh trái cây chín mọng nước, cánh đồng, thác nước… để trang trí trên bao bì, làm cho sản phẩm có cảm giác "thiên nhiên" hơn. Nhưng chúng không hề liên quan đến bên trong đâu, hãy tỉnh táo!
9. Trong hầu hết các trường hợp, phiên bản lớn hơn, thêm %... của các nhà sản xuất đều là "cú lừa", hoặc bao bì có lớn hơn thật thì cũng chỉ là cái vỏ thôi.
10. Các nhà sản xuất có thể chia đường thành nhiều loại để trông có vẻ ít % hơn trong bảng dinh dưỡng trên bao bì nhưng thực chất chúng vẫn là đường, khi cộng lại sẽ là khối lượng rất lớn.
Trí thức trẻ