Những yếu tố nào đang khiến cho giá thực phẩm toàn cầu tăng chóng mặt?
Ảnh: Reuters
Đại dịch Covid-19 khiến cho ngành nông nghiệp thế giới đương đầu với tình trạng thiếu nhân lực khi mà nhiều người lao động trong ngành nông nghiệp không thể đi ra nước ngoài.
- 07-01-2021Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ không phải do thiếu lương thực
- 05-12-20208 nhiệm vụ then chốt để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030
- 21-04-2020Đại dịch có thể gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu
Giá thực phẩm trên khắp thế giới đang tăng nhanh do đại dịch Covid-19 bởi nhiều người lao động tay nghề thấp không thể đến các nước khác để hỗ trợ công việc thu hoạch nông sản.
Số lượng việc làm trong ngành nông nghiệp giảm 5,4% so với cùng kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2020 và như vậy ghi nhận mức giảm sâu nhất trong lịch sử.
Biến đổi khí hậu đồng thời tác động xấu đến chất lượng của nông sản sắp được thu hoạch. Hai yếu tố này đang đẩy giá thực phẩm trên khắp toàn cầu lên mức cao nhất trong 6 năm.
Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ số giá thực phẩm quốc tế tháng 1/2021 đứng ở mức 113,3 điểm – ngưỡng cao nhất tính từ tháng 7/2014, như vậy chỉ số này tăng đến 11% so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận tháng tăng thứ 6 liên tiếp.
Giá ngũ cốc tăng 24% lên ngưỡng cao nhất trong 6 năm 8 tháng. Giá đường và các sản phẩm sữa tăng lần lượt 8% và 7%.
Biến đổi khí hậu, mưa lớn ở Đông Nam Á và thời tiết khô tại khu vực Nam Mỹ đang ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp.
Đại dịch Covid-19 cũng khiến cho ngành nông nghiệp thế giới đương đầu với tình trạng thiếu nhân lực khi mà nhiều người lao động trong ngành nông nghiệp không thể đi ra nước ngoài.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ước tính có khoảng 17 triệu người lao động nhập cư đang làm việc trong ngành nông nghiệp toàn cầu.
Con số này cao hơn 4 triệu người so với tổng số lượng người đang làm việc trong ngành nông nghiệp tại 13 nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Tại Nhật, Mỹ và châu Âu, so với cùng kỳ năm trước, số lượng người lao động trong ngành nông nghiệp giảm 490.000 trong riêng quý 3/2020. Mức suy giảm này thậm chí cao hơn mức giảm của số lượng người lao động trong ngành sản xuất và ngành dịch vụ thế giới.
Tại Pháp, ước tính khoảng 80% người lao động là người nhập cư, chính vì vậy ngành nông nghiệp Pháp thiếu lao động trầm trọng. Tính ở thời điểm cuối tháng 1/2021, 101 quốc gia trên thế giới vẫn đang hạn chế người nhập cảnh, theo số liệu của đại học Oxford.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ vào tháng 2/2021 cho thấy sản lượng ngô thế giới trong năm 2020-2021 ước tính 1,134,05 triệu tấn. Con số này như vậy đã được điều chỉnh giảm 4,4% so với dự báo đưa ra vào tháng 5/2020.
Không chỉ vậy, việc nhu cầu tăng cao cũng khiến cho áp lực lên giá thực phẩm lên cao. Số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy giá trị giao dịch các sản phẩm thực phẩm ước tính 1,6 nghìn tỷ USD trong năm 2019 và như vậy ghi nhận mức tăng 50% trong 10 năm qua. Tăng trưởng dân số tại nhóm các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho thế giới cần thêm thực phẩm. Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ rất nhiều thực phẩm.
Bizlive