Nikkei Asian Review: Việt Nam đã làm gì để kiểm soát thiệt hại chuỗi cung ứng vì coronavirus?
Thành phố cảng Hải Phòng, trung tâm sản xuất đang phát triển ở miền Bắc Việt Nam, đã yêu cầu các công ty báo cáo số lượng công nhân Trung Quốc ở đó hàng ngày, với nỗ lực hạn chế rủi ro do dịch coronavirus gây ra.
- 03-02-2020Bloomberg nói gì về "thế lưỡng nan" của Việt Nam giữa "hai gã khổng lồ" Mỹ - Trung?
- 02-02-2020New York Times: Hồi chuông Coronavirus - thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc rõ rệt hơn bao giờ hết
- 02-02-2020Các hãng hàng không Việt Nam và quốc tế ứng xử ra sao trước coronavirus
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Phòng đã hành động ngay trước khi các nhà sản xuất tại Việt Nam hoạt động trở lại hoàn toàn vào ngày 3/2, với hàng ngàn công nhân từ Trung Quốc quay trở lại sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Việt Nam có chung đường biên giới dài hơn 1.200 km với Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát. Hải Phòng đang nỗ lực ngăn chặn hậu quả của dịch bệnh trong khi chính phủ Trung Quốc cũng tìm cách giảm bớt tác động trên thị trường tài chính bằng cách "bơm" 170 tỷ CNY để tăng tính thanh khoản.
Hải Phòng ghi nhận mức tăng trưởng GDP hơn 16% trong năm 2019 nhờ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng tầm ảnh hưởng của thành phố này trong chuỗi cung ứng của khu vực. Nhưng một nhóm các nhà sản xuất đã chịu áp lực, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với coronavirus.
"Các công ty nước ngoài phải hạn chế công nhân từ tỉnh Hồ Bắc và các tỉnh bị ảnh hưởng khác của Trung Quốc quay trở lại các nhà máy Hải Phòng ", một tuyên bố được đăng hôm 31/1. "Trường hợp cần thiết phải sang làm việc tại Hải Phòng thì yêu cầu doanh nghiệp bố trí sinh hoạt tại khu riêng biệt trong 14 ngày và có sự giám sát sức khoẻ của ngành y tế".
Ủy ban nhân dân đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào sáng 31/1 với đại diện của 90 công ty hoạt động trong Khu kinh tế Hải Phòng có đầu tư từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan hoặc Hong Kong. Hầu hết những công ty tham dự đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
Các công ty này sử dụng hơn 1.600 công nhân Trung Quốc, bao gồm 104 người từ Hồ Bắc, theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Hải Phòng có sự hiện diện của hơn 530 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Có tới 3.000 công nhân Trung Quốc được đăng ký tạm trú trên toàn thành phố.
Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đã ra lệnh cấm tạm thời đối với công dân Trung Quốc từ Hồ Bắc vào thành phố này kể từ ngày 1/2.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hôm 2/2 đã yêu cầu các doanh nghiệp trên khắp Việt Nam hạn chế cho người lao động Trung Quốc và lao động nước ngoài khác đã đi đến các địa điểm bị ảnh hưởng bởi coronavirus quay trở lại vào thời điểm này. Tên và thông tin của các cá nhân trở về từ Trung Quốc phải được báo cáo theo yêu cầu của chính quyền. Những người này phải được cách ly hai tuần để kiểm tra sức khỏe.
Đài truyền hình Việt Nam, trích dẫn số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo hôm 31/1 rằng 91.500 công dân Trung Quốc đã được cấp phép làm việc ở Việt Nam trước Tết Nguyên đán. Ít nhất 40% trong số họ đã về thăm nhà của họ ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết.
Nhà sản xuất hàng may mặc có trụ sở tại Hong Kong Regina Miracle International, hoạt động tại Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) tại Hải Phòng, có 301 công nhân Trung Quốc. Hơn 100 nhân viên đã trở về từ Hồ Bắc đang bị cô lập và chờ đợi quyết định tiếp theo từ chính quyền Hải Phòng.
Không rõ điều này ảnh hưởng ra sao đến việc quay trở lại hoạt động của Regina Miracle sau kỳ nghỉ Tết.
Trong số các nhà sản xuất nước ngoài, Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) cho biết hôm 30/1 họ sẽ không để khoảng 430 nhân viên Trung Quốc đã rời Việt Nam trong kỳ nghỉ Tết quay lại làm việc trước ngày 15/2. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã lắp máy đo thân nhiệt kiểm soát việc ra vào công ty của nhân viên.
Cũng trong ngày 31/1, các nhà chức trách giám sát dự án nhôm Nhân Cơ ở tỉnh miền trung tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu Tập đoàn Chalieco của Trung Quốc - nhà thầu duy nhất của dự án - không gửi công nhân Trung Quốc về Việt Nam trước khi dịch coronavirus được kiểm soát.
"Động thái của Hải Phòng nhằm mục đích yêu cầu các nhà sản xuất báo cáo số lượng công nhân Trung Quốc. Đây là một bước cần thiết để hạn chế sự lây lan của coronavirus tại thành phố cảng", ông Đặng Tâm Chánh - người từng giữ chức Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị và Trưởng ban Chính trị - Xã hội báo Tuổi trẻ, nói với Nikkei Asian Review. Dựa trên các thông tin được báo cáo, các nhà chức trách có thể tăng cường nỗ lực giám sát các máy chủ virus tiềm năng trong thành phố, ông nói.
Tính đến sáng ngày 3/2, 8 người được xác nhận là bị nhiễm coronavirus tại Việt Nam. Bộ Y tế đã báo cáo 92 trường hợp nghi ngờ, với 65 trường hợp đã cho kết quả âm tính và 27 đang chờ kết quả cuối cùng. 73 người khác đã được cách ly sau khi báo cáo có liên lạc với các cá nhân có khả năng bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, các trường học sẽ kéo dài kỳ nghỉ họ thêm ít nhất một tuần nữa, lùi việc mở hoạt động trở lại đến ngày 10/2.
Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,02% trong năm tài khóa 2019, được hưởng lợi từ thương mại quốc tế và đầu tư của các công ty nước ngoài vào các cơ sở sản xuất. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 7,2% trên toàn quốc trong năm ngoái, với Hải Phòng thu về 1,5 tỷ USD. Bất kỳ sự gián đoạn lớn nào trên toàn cầu từ các nhà cung cấp quan trọng khác như Trung Quốc đều đe dọa tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, SSI Research cho biết.
Nikkei Asian Review
- Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến từng phân khúc BĐS như thế nào?
- Dịch Covid-19 là cơ hội để mua bất động sản giá rẻ
- Đại diện CGV: "Đóng cửa rạp giống như sập nguồn hoàn toàn"
- 4 áp lực ập đến và đề xuất bất ngờ “cứu” thị trường BĐS thời dịch bệnh Covid-19
- Giám đốc Khối vận hành Golden Gate Group tiết lộ chiến lược thích nghi và việc giải quyết vấn đề lao động thời Covid-19