Ông già U70 có 3 con nhưng không ai nhận nuôi bố: Chẳng muốn vào viện dưỡng lão, đành phải làm cách này
Ý tưởng của ông ban đầu bị các con phản đối, nhưng cái kết ngoài dự liệu.
- 28-09-2024U70 đi họp lớp, tôi ‘‘lỡ mồm’’ tiết lộ lương hưu 45 triệu đồng của 2 vợ chồng: Cứ nghĩ mình khôn khéo cho tới khi về đến nhà
- 23-09-2024Tôi U70, lương hưu 6 triệu/tháng vẫn sống an nhàn, dư giả: Tự hào vì có 3 thứ này trước tuổi 60
- 22-09-2024U70 nhưng mật độ xương như tuổi 30: Bác sĩ tiết lộ 4 thói quen mà ai cũng nên học hỏi
Dưới đây là câu chuyện của ông Sự (68 tuổi, Trung Quốc).
Cuộc sống cô độc khi về già
Tôi đã sống trong ngôi nhà cũ này nhiều năm rồi, vợ tôi đã qua đời từ lâu. Tôi có hai con trai và một con gái đều đã lập gia đình và dọn ra ở riêng.
Vài năm trước, cơ thể rất khỏe mạnh, thậm chí tôi có thể đi du lịch khắp đất nước. Thời gian trôi qua, tôi ngày càng già đi, thậm chí việc leo cầu thang cũng dần trở nên khó khăn. Điều đáng sợ hơn nữa là tôi bắt đầu cảm thấy hoa mắt và chóng mặt. Tôi đã từng ngất khi nấu cơm. May mắn là khi được con gái đưa tới bệnh viện khám, bác sĩ kết luận tôi không có bệnh gì nặng nhưng huyết áp hơi cao.
Nhưng cơn chóng mặt thỉnh thoảng lại xuất hiện. Vì vậy, việc tôi ở một mình càng trở nên bất tiện. Gọi các con về sống trong căn nhà cũ là không thể. Tôi cũng không thể dọn đến nhà con gái út, bởi vì con rể đã đưa mẹ đẻ đến. Nếu có thêm tôi nữa, các con phải xoay sở như thế nào?
Sau đó, tôi hỏi ý kiến của con trai. Anh thứ hai phản đối, nói rằng gần đây nó bận công việc và thực sự không có thời gian chăm sóc tôi, nhà cũng không còn chỗ cho tôi ở. Con trai cả của tôi nói rằng nó đang có ý định sinh con thứ hai, nhà cũng hết chỗ rồi...
Tôi không còn cách nào khác, không thể sống cùng ba đứa con, tôi đã nghĩ tới chuyện thuê giúp việc. Nhưng nhìn lương hưu hơn 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) mỗi tháng của mình, tôi lại do dự. Những năm qua, tôi dành dụm được 60.000 NDT (khoảng 210 triệu đồng), số tiền này chỉ đủ để phong thân.
Nếu không được thì vào viện dưỡng lão, tôi tự an ủi mình như vậy. Nhưng tôi không thích ngủ với người lạ, cũng không thích vào viện dưỡng lão để sống.
Vấn đề sống cùng ai những năm cuối đời đã trở thành nỗi lo lớn đối với tôi. Mọi người hỏi nếu cứ như vậy, có khi nào phải vào viện dưỡng lão không? Nghĩ tới cảnh này, tôi lại thêm sầu não.
Không vào viện dưỡng lao, không ở cùng con
Một ngày nọ, khi đang xem những đoạn video ngắn, tôi vô tình nhìn thấy một tin tức về một bà lão và một cô gái xa lạ sống chung. Hai người đã ký một thỏa thuận rằng cô gái đó sẽ hỗ trợ bà già cho đến khi bà qua đời và bà già sẽ tặng ngôi nhà của mình cho cô gái. Đây là một ý tưởng hay, và tôi ngay lập tức cảm thấy mình cũng có thể làm như vậy.
Khi tôi nảy ra ý tưởng, tôi muốn tìm được người sẵn sàng chăm sóc một người cao tuổi nhưng không dễ dàng gì. Sau khi suy nghĩ, tôi nhận ra bên cạnh mình cũng có một người như vậy.
Tôi có một người cháu, hoàn cảnh của thằng bé rất khốn khổ. Bố mẹ của cháu đã ly hôn. Mỗi lần Tết đến, tôi lại mua cho thằng bé nhiều quà bánh vì cháu là người lễ phép, ngoan ngoãn. Nhưng lâu ngày không gặp, tôi không biết bây giờ cậu ấy thế nào. Sau khi xin được số và liên lạc, tôi được biết cháu hiện đang làm nhân viên bảo vệ ở khu dân cư.
Sau đó tôi nói về ý tưởng của mình. Thằng bé sẽ đến chăm sóc tôi khi tôi về già và tôi sẽ giao căn nhà cho cậu ấy. Tôi cũng đề nghị rằng trước tiên phải thử ở chung 3 tháng, chúng tôi sẽ quyết định sau một thời gian.
Cháu trai không biết nấu ăn, cũng không biết cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Bù lại, cậu ấy rất chịu khó và biết tiếp thu. Sau vài ngày ở đây, cháu bày tỏ muốn tìm việc làm, tôi đã liên hệ với một người bạn cũ và sắp xếp cho cậu ấy làm việc tại một trạm chuyển phát nhanh gần nhà. Công việc tuy vất vả hơn bảo vệ nhưng thu nhập cũng khá hơn.
Kể từ khi cháu trai chuyển đến, cuộc sống của tôi không còn nhàm chán nữa.
Khi được nghỉ, cháu trai sẽ cùng tôi đi dạo, hoặc đánh cờ. Hai chúng sống với nhau rất vui vẻ. Mọi người xung quanh đều nghi ngờ khi nhìn thấy một chàng trai trẻ đột nhiên xuất hiện bên cạnh tôi, thậm chí có người còn tưởng rằng đó là con trai tôi.
Dần dần, các con tôi cũng biết chuyện anh chuyển đến. Chúng thấy lạ nhưng cũng không nói gì thêm. Tôi cũng không nói cho chúng biết dự định của mình.
Ba tháng trôi qua, tôi cảm thấy rất hài lòng nên đã cùng cháu trai đến văn phòng công chứng và ký giấy thỏa thuận. Sau khi tôi rời đi, căn nhà được giao cho cậu ấy chăm sóc.
Thực ra, căn nhà của tôi không có giá trị bao nhiêu, nếu bán đi cao nhất cũng hơn 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng). Nếu tôi sống thêm 10 năm nữa, việc bỏ ra con số này cũng không phải quá nhiều.
Cái kết đôi phần “kịch tính”
Sau này, các con tôi nhanh chóng biết được thỏa thuận mà tôi đã ký với cháu trai, tìm đến tận nhà chất vấn. Các con thậm chí còn đuổi cậu ấy ra khỏi nhà. Khi mọi người có mặt đông đủ, tôi tuyên bố: “Nhà này là của bố, bố muốn làm gì thì làm. Các con không thể chăm sóc bố thì bố phải tự lo cho phần đời còn lại của mình." Thấy tôi không thay đổi quyết định, các con đành phải chấp nhận.
Sau khi mọi chuyện qua đi, tôi tới an ủi cháu trai. Không ngờ chàng trai đó lại bật khóc. Tôi đối xử với cháu một cách chân thành và cậu ấy cũng rất tốt với tôi. Không lâu sau, tôi lại đổ bệnh. Lúc tôi nằm viện, cậu ấy luôn túc trực bên giường bệnh. Các con tôi đến thăm thấy cảnh này thì cũng dần yên tâm và có cái khìn khác về cháu trai.
Đến hiện tại, tôi hài lòng với cách làm này. Tôi có yên tâm dưỡng già mà không phải lo phụ thuộc vào con cái. Đồng thời, gia đình tôi có thêm một thành viên, chúng tôi đối tốt với nhau như những người ruột thịt.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật