Phát hiện 2 "tàu ma" đầy kho báu thời Minh ở Biển Đông
Hai "tàu ma" được tìm thấy ở khu vực phía Bắc biển Đông trong tình trạng vẫn còn tương đối tốt dù đã bị đắm tận 5-8 thế kỷ trước.
- 13-06-2024Thiên tài đầu tư Charlie Munger và kho báu 5 triết lý giúp đầu tư thành công ai cũng có thể áp dụng: Lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu lần lượt xác nhận
- 10-06-2024Nhật Bản phát hiện ‘kho báu’ hơn 400 tỷ USD lăn lóc trong… hộc tủ: Công ty mang bán hưởng phần trăm lợi nhuận, chủ sở hữu chỉ cho đi không nhận lại gì
- 04-06-2024Trung Quốc vừa hoàn thành hải trình Đại Tây Dương, 'đánh thức' kho báu khổng lồ nghìn tỷ đô - Mỹ lo ngại
Theo Live Science, các "tàu ma" được các nhà khảo cổ từ Cơ quan Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc (NCHA) tìm thấy từ cuối năm 2022 và cho đến nay đã vớt lên từ 2 con tàu vô số hiện vật có giá trị.
Xác tàu thứ nhất nằm cách bờ biển TP Tam Á - thủ phủ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc - chỉ 1,5 km, xác tàu thứ hai nằm cách đó 22 km.
Các nhà nghiên cứu bắt đầu nhiệm vụ khó khăn là lập bản đồ và khai quật các địa điểm bằng tàu lặn robot biển sâu có tên là "Shenhai Yongshi" hay "Chiến binh biển sâu" từ năm 2023.
Giờ đây, một tuyên bố mới từ NCHA cho biết họ đã tìm thấy vô số đồ sứ và đồ gốm, cùng với những đồng tiền đồng từ "tàu ma" đầu tiên.
Chiếc tàu này đã xuất phát từ Cảnh Đức Trấn, một thị trấn ở tỉnh Giang Tây - Trung Quốc.
Trong khi đó, "tàu ma" thứ hai chứa 38 hiện vật, bao gồm các đồ gỗ, đồ sứ và đồ gốm, vỏ khăn xếp hình xoắn ốc và gạc hươu.
Hiện các thợ lặn đã vớt được tổng cộng hơn 900 hiện vật từ 2 "tàu ma" này. Cả hai con tàu đều được xác định là thuộc thời nhà Minh của Trung Quốc, khoảng năm 1368 đến 1644.
Với niên đại và chất lượng của gốm sứ Trung Quốc cổ đại, 2 con tàu cổ xưa này thực sự là những kho báu lớn.
Ông Guan Qiang, Phó Giám đốc NCHA, cho biết các hai xác tàu đều nêu bật tầm quan trọng của việc trao đổi thương mại và văn hóa dọc theo "Con đường tơ lụa trên biển" cổ xưa.
Không có thông tin chi tiết nào được đưa ra về nguyên nhân vụ đắm tàu.
Người lao động