Phát hiện mới về số tách cà phê có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
Theo các nhà khoa học, đây là số tách cà phê có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
- 16-08-2024Hoảng hốt vì bị “ăn cắp” điện thoại ở cà phê thú cưng nhưng khi bắt được thủ phạm thì nữ sinh Việt chỉ biết mỉm cười
- 13-08-2024Quán cà phê tung "packaging" mới lạ: Cứ ngỡ tạo trend nhưng lại bị chỉ trích nặng nề vì phá hoại môi trường
- 12-08-2024Bác sĩ Nhật tiết lộ 6 thói quen ăn uống gặm nhấm tế bào não, uống cà phê sai cách cũng nằm trong số đó
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê với một lượng vừa phải có thể giúp hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Theo khuyến cáo chính thức của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lượng caffeine (hoạt chất chính có trong cà phê) mà một người trưởng thành có thể tiêu thụ mỗi ngày là không quá 400mg, tương đương khoảng 4 tách cà phê. Thế nhưng, theo một nghiên cứu mới của Trường Đại học Y khoa và Bệnh viện Zydus (Ấn Độ), tiêu thụ hơn 400mg caffeine mỗi ngày sẽ làm tăng huyết áp và nhịp tim, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cả đột quỵ ngay cả ở người khỏe mạnh.
Bác sĩ Nency Kagathara, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm rối loạn hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim".
Cà phê là thứ đồ uống yêu thích của hàng triệu người dân trên khắp thế giới. Do đó, bác sĩ Kagathara cho rằng kết luận của nghiên cứu là hồi chuông cảnh tỉnh người dân hãy tiêu thụ cà phê ở mức độ hợp lý để bảo vệ sức khỏe.
Kiểm soát huyết áp để phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ
Huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, có thể làm tổn thương các mạch máu và cơ tim. Khi huyết áp tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, cơ tim sẽ bị yếu đi và hoạt động kém hiệu quả hơn. Cùng với đó, các mạch máu bị tổn thương có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, dần dần mạch máu sẽ trở nên cứng và hẹp. Tất cả những điều này có thể dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, trong đó có đau tim. Ngoài ra, huyết áp cao có thể gây ra đột quỵ do xuất huyết não.
Chính vì thế, để phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, kiểm soát huyết áp là điều quan trọng.
Để kiểm soát huyết áp, mọi người nên áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế ăn muối: Lượng muối được khuyến cáo với người trưởng thành là không quá 6g mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê).
- Hạn chế đồ uống có cồn: Uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm hẹp mạch máu và làm tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ngưỡng tiêu thụ cồn an toàn là không quá 2 ly/ngày với nam giới và không quá 1 ly/ngày với nữ giới. Một ly ở đây tương đương với 350ml bia, 150ml rượu vang hoặc 45ml rượu mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên: Theo các khuyến nghị, mọi người nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần để cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường và đột quỵ, cũng như giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện tâm trạng. Các nghiên cứu cho thấy các bài tập đẳng trương, ví dụ như bài tập đứng dựa tường hoặc plank có tác dụng kiểm soát huyết áp rất hiệu quả.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể khiến động mạch bị hẹp lại và tắc nghẽn, từ đó có thể gây ra tăng huyết áp và nhịp tim.
- Giảm cân: Tình trạng thừa cân khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể và điều này có thể làm tăng huyết áp. Do đó, hãy giảm cân và giữ cân nặng ở mức vừa phải.
Đời sống & pháp luật