Phiên tòa 13/1: Viện kiểm sát tiếp tục mong muốn triệu tập ông Trần Bắc Hà
Sáng nay, tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh tiếp tục với phần xét hỏi liên quan đến hồ sơ vay vốn 4.700 tỷ đồng tại BIDV. Tại tòa, VKS mong muốn được hỏi ông Trần Bắc Hà một số thông tin nhưng ông Hà vì lý do bị bệnh không có mặt tại tòa.
- 12-01-2018Phiên tòa chiều 12/1: VKS đề nghị triệu tập thêm các cán bộ ở BIDV để làm rõ về khoản tiền 4.500 tỷ cho các công ty của Phạm Công Danh vay
- 12-01-2018Phiên tòa sáng 12/1: Tòa hỏi trách nhiệm của cá nhân Phó TGĐ BIDV Đoàn Ánh Sáng và hội sở trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền
- 11-01-2018Phiên tòa chiều 11/01: VKS xác định nguồn tiền Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ cho BIDV là bất hợp pháp
Sáng nay, phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục diễn ra.
Phiên tòa sáng nay, tòa án, Viện kiểm sát, luật sư tiếp tục xét hỏi liên quan đến khoản tiền gửi 4.700 tỷ tại VNCB.
Tòa gọi người có quyền lợi liên quan Lưu Trung Kiên, Phạm Trung Dũng. Ông Lưu Trung Kiên lên.
-Anh cho biết hành vi của mình liên quan gói vay 4.700 tỷ?
-Lúc đó tôi là nhân viên của anh Mai Hữu Khương. Hỗ trợ anh Khương một số việc anh Khương giao.
-Hỗ trợ những việc gì?
-Hỗ trợ soạn thảo những hợp đồng liên quan liên kết 4 nhà, mua bán vật liệu đầu ra với 12 công ty…Vì anh Khương nhiều việc quá nên giao tôi làm. Anh Khương đưa số liệu cho tôi. Đưa cả hợp đồng mẫu đầu ra.
-Anh căn cứ vào đâu để soạn hợp đồng?
-Trên số liệu anh Khương cung cấp.
-Khương đã khẳng định đây là các hợp đồng giả mạo. Anh có nhớ anh soạn bao nhiêu hồ sơ không?
-Thưa không, tôi không nhớ cụ thể. Nhớ mang máng là mười mấy hợp đồng.
-Khương giao cho ai để thực hiện các hợp đồng này?
-Anh Khương nhờ tôi mang hồ sơ đến chi nhánh ngân hàng.
-Toàn bộ hồ sơ này là khống. Anh nhận thấy trách nhiệm của anh không?
-Tôi nhận số liệu từ Khương và tôi soạn thảo hợp đồng phù hợp với gói vay 4 nhà. Tôi mong HĐXX xem xét vì tôi làm công ăn lương, không hưởng lợi gì.
Tòa gọi người có quyền nghĩa vụ liên quan Nguyễn Thị Quỳnh Trang- Nhóm kế toán tài chính Tập đoàn Thiên Thanh nhưng không có mặt.
Tòa gọi Nguyễn Thị Thu Hương - nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh
-Chị làm gì tại Tập đoàn Thiên Thanh?
-Tôi làm nhân viên phòng tài chính Tập đoàn Thiên Thanh.
-Ai là trưởng phòng?
-Anh Mai Hữu Khương.
-Riêng gói vay 4.700 tỷ BIDV thì chị làm những công việc gì?
-Trong giai đoạn vay thì tôi không tham gia gì. Sau này thì phòng ít tiền nên có nhờ tôi tham gia nhận, chuyển tiền. Tôi không biết nhận từ đâu vào tài khoản cá nhân mình. Sau đó tôi chuyển đi vào một số tài khoản được chỉ định tại ngân hàng khác.
-Chị làm việc này theo chỉ đạo của ai?
-Theo chỉ đạo của chị Thúy (phòng tài chính Tập đoàn Thiên Thanh)
-Chị có hưởng lợi gì không?
-Thưa không, là hỗ trợ để họ làm ủy nhiệm chi.
-Hỗ trợ là làm theo chỉ đạo của ai?
-Của anh Phạm Công Danh và anh Mai Hữu Khương.
-Chị có biết tiền chuyển đến tài khoản chị và chuyển đi thì có biết để làm gì không?
-Thưa, lúc đó thì tôi không biết.
-Chị có thấy gì về việc làm của mình không?
-Thưa HĐXX, lúc làm việc đó thì tôi chỉ nghĩ là việc bình thường. Mọi người không rành với giao dịch ngân hàng và ký ủy nhiệm chi nên tôi nhận tiền, chuyển tiền giúp mà thôi.
Tòa mời ông Phạm Công Trung.
Tòa hỏi ông Phạm Công Trung về các thời điểm liên quan công việc của ông Trung. Ông Trung cho biết khi anh Danh bị khởi tố thì ông xin nghỉ việc. Trước đó là phó giám đốc Ngân hàng xây dựng, phụ trách nhân sự.
-Về gói 4.700 tỷ thì ông có liên quan gì?
-Thưa, tôi khẳng định là tôi không tham gia và không được mời tham gia. Lúc đó ngân hàng thiếu người và tôi được giao phụ trách nhân sự.
-Thế ông thành lập công ty Việt Trung từ khi nào? Lĩnh vực hoạt động là gì?
-Công ty hoạt động trong sản xuất trong lĩnh vực siêu thị.
-Ngoài ra ông có công ty nào khác không?
-Tôi còn có công ty Hưng Việt (trước khi trả lời được công ty Hưng Việt thì ông Trung bị "nhầm", không nhớ ra công ty này). Riêng công ty Hưng Việt thì không ký hợp đồng nào mua vật liệu xây dựng. Còn với công ty Việt Trung thì thời điểm đó tôi đang đi công tác nên có ủy quyền cho người khác ký hợp đồng mua vật liệu xây dựng do có nhu cầu có thực là xây siêu thị ở Quảng Ngãi. Thưa tòa thì đó là nhu cầu có thực. Tôi là người của VNCB và biết VNCB có tham gia gói 4 nhà nên đã ký với công ty Nhất Nhất Vinh hợp đồng khoảng 24 tỷ.
-Điều kiện cần và đủ để làm hợp đồng mua vật liệu xây dựng?
-….Lúc đó tôi cần mua sắt thép.
-Sắt thép do bên nào sản xuất?
-Dạ thưa, tôi không biết. Lúc đó VNCB có thực hiện gói 4 nhà và họ nói là đang làm việc với các nhà sản xuất. Tuy nhiên, một thời gian sau thì tôi cũng không thấy sự việc này tiến triển.
-Ngoài ra thì ông có ký hợp đồng gì nữa không?
-Thưa không.
-Thế có ký 3 hợp đồng….nữa không?
-Thưa không.
-Theo hồ sơ, chứng cứ thì công ty Việt Trung của ông có ký thêm 3 hợp đồng mua vật liệu xây dựng. Do ông Tuấn mà ông đã trình bày là ông ủy quyền ký do đi công tác.
-Ông là em trai ông Phạm Công Danh và ông giải thích ra sao về việc ông có đưa một số người đến sở để đăng ký thành lập công ty?
-Có thể tôi là em anh Danh và cũng thường qua lại thăm anh Danh nên họ biết tôi. Anh Danh cũng nhiều lần nói với tôi là cố gắng động viên anh em làm việc. Ai có thể mở công ty thì giúp đỡ họ và sau này cũng thuận tiện hơn cho công việc của Tập đoàn Thiên Thanh. Tôi cũng tin tưởng anh trai mình và cũng nghĩ vô tư nên giúp đỡ thôi.
Viện kiểm sát đề nghị tòa mời người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông Trần Bắc Hà và một người khác để thuận tiện việc xét hỏi, làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, ông Hà và người đó đều có đơn xin phép vắng do bệnh. Tòa hỏi Viện kiểm sát là tòa đã có hồ sơ bệnh án của 2 người và Viện kiểm sát có thể xem, quyết định xem khả năng có phải mời lên tòa triệu tập không. Viện kiểm sát cho biết sẽ xem xét.
.........................................
Viện kiểm sát đề nghị Tòa án kiểm tra bệnh án của ông Trần Bắc Hà. Bệnh án cho biết ông Hà bị ung thư gan. Đề nghị tòa kiểm tra cơ quan xuất nhập cảnh xem có đi chữa bệnh nước ngoài không, nếu không thì mong muốn tòa triệu tập để Viện kiểm sát có thể hỏi, làm rõ.
Đối với ông Trần Lục Lang thì Viện kiểm sát cho biết xem hồ sơ thì chưa thấy dấu hiệu bệnh nặng. Nếu có thể dự tòa thì mong tòa cũng triệu tập để Viện kiểm sát làm rõ.
.......................
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Về việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng, ông có bị áp lực gì không?
-Là Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải tăng vốn nên bắt buộc tôi phải đi vay vốn và gây ra sai phạm ngày hôm nay. Việc này quá sức của tôi rồi.
Do câu hỏi của LS Hoài giống hôm qua tòa đã hỏi nên tòa ngắt lời luật sư. Yêu cầu không hỏi nữa.
Ls hỏi bị cáo Phan Thành Mai
-Tiền vay BIDV rồi đi đâu?
-Tiền chuyển vào Agribank Tân Phú để tăng vốn điều lệ. Sau đó, bị cáo chuyển sang các ngân hàng khác rồi chuyển về VNCB. Chỗ này cho bị cáo giải thích một chút là trong nghiệp vụ của bị cáo có cân đối nguồn vốn. Mỗi ngày thì căn cứ vào tình hình, bị cáo có chuyển tiền đi gửi tại các ngân hàng khác để lấy lãi suất, đây là nguồn thu quan trọng của ngân hàng.
Ls Hoài hỏi bị cáo Mai Hữu Khương
-Trong khoản vay BIDV thì tiền dùng bao nhiêu cho tăng vốn điều lệ?
-4.000 tỷ để tăng vốn điều lệ.
-Thế tổng tiền chuyển sang Agribank Tân Phú để tăng vốn điều lệ là bao nhiêu?
-Là 4.500 tỷ.
-Tiền này ai sử dụng? Có hòa chung dòng tiền của VNCB không?
-Tiền chuyển vào để tăng vốn sau đó được chuyển vào VNCB và hòa chung dòng tiền hoạt động của VNCB. Còn chi tiết thì có thể kiểm tra tại Ngân hàng Nhà nước sở giao dịch là có thể nắm được.
Ls Hoài hỏi đại diện Ngân hàng Xây Dựng (CB) nhưng có nhiều điểm họ cần kiểm tra lại. Tòa yêu cầu luật sư Hoài chuyển tài liệu cho ngân hàng xây dựng kiểm tra rồi chuẩn bị tài liệu trả lời sau phần giải lao.
......
Về yêu cầu của Viện kiểm sát yêu cầu ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang thì tòa cho biết là sẽ yêu cầu triệu tập lại vào sáng thứ 2. Trong trường hợp 2 người này không có mặt thì cho phép Viện kiểm sát sử dụng những lời khai trong cáo trạng/ tại tòa để xem xét các hành vi liên quan.
...........
LS Hoài hỏi 2 đại diện Ngân hàng CB sau giờ giải lao
-Trong cáo trạng có đề cập và trình bày ngân hàng CB đã sử dụng 7.600 tỷ trong đó có 4.500 tỷ từ sở giao dịch ngân hàng nhà nước để tăng vốn điều lệ. Ông có biết sử dụng làm gì, như thế nào?
-Trong đó đó thì trả nợ vay, trả lãi khách hàng, trả nợ vay,….
-Dư nợ khách hàng tăng đối với các công ty Cường Tín, An Phát, Phú Nguyễn….là từ tài khoản nào của Ngân hàng Xây dựng đến khách hàng?
-Việc giải ngân tổng 1.800 tỷ này hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng nên không thể giải trình cụ thể là từ nguồn nào chuyển đi.
-Trong khi được kết luận là tiền hòa chung dòng tiền của CB thì Ngân hàng thực hiện ghi hạch toán tăng phải thu 2.500 tỷ đồng thì số tiền này là tiền gì? Có phải do BIDV đã cấn trừ 2.500 tỷ này rồi không?
-Thưa, để chúng tôi kiểm tra lại và trả lời sau.
-Tại sao tiền 7.500 tỷ trong đó có 4.500 tỷ đồng tăng vốn được xác định là hòa vào dòng tiền chung nhưng lại có phần trả nợ cho ngân hàng nhà nước?
-Khi có tiền ghi có vào tài khoản của ngân hàng thì hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng thì ngân hàng được sử dụng để chi trả trong quá trình hoạt động nên việc chi trả nợ ngân hàng nhà nước là bình thường.
-Tiền hòa chung vào dòng tiền hoạt động của ngân hàng có những dòng tiền nào?
-Về tất toán tiền gửi là đã cung cấp cho cơ quan điều tra ….(đại diện VN chưa hiểu đúng ý câu hỏi của luật sư).
Luật sư Hoài hỏi Mai Hữu Khương
-Ông có ý kiến gì trong các khoản phải thu hơn 2 ngàn năm tỷ. Lúc đó chưa khởi tố vụ án nhưng đã hạch toán tăng khoản phải thu. Ông có ý kiến gì?
-Đây là khoản tất toán liên quan đến khoản BIDV cấn trừ nợ. Không liên quan dòng tiền của BIDV tại sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
-Tiền gửi và vay các ngân hàng khác bao gồm cả khoản tất toán hợp đồng tại các ngân hàng Quân Đội, Đại Dương…nguồn gốc tại đâu?
-Từ việc Ngân hàng Đại Tín mất thanh khoản, đi vay các ngân hàng khác.
-Ngân hàng Xây dựng phải thực hiện lộ trình tái cơ cấu và sử dụng nguồn tiền tại BIDV. Ngân hàng Nhà nước còn giữ khoản tiền này không?
Viện kiểm sát, tòa, luật sư hỏi các bị cáo, người có liên quan để làm rõ dòng tiền vào, ra khỏi VNCB. Mong muốn của luật sư là làm rõ câu chuyện tiền tăng vốn điều lệ hiện tại đã được sử dụng như thế nào, ai sử dụng, tiền chuyển ra sao.
Phiên tòa xét xử
Luật sư hỏi Phan Thành Mai
Theo bị cáo khẳng định thì dòng tiền hòa chung vào tiền hoạt động của ngân hàng. Còn tiền nợ Ngân hàng Nhà nước thì không liên quan gì đến các bị cáo mà là do hoạt động của Ngân hàng Đại Tín cũ từ năm 2011. Lúc này là chương trình hỗ trợ vốn của ngân hàng thế giới. Đến thời của bị cáo thì cần phải trả khoản vay này, khoản tiền này lớn và lãi suất phát sinh lớn vì thế phải chuyển trả nợ ngay nếu không thì tiền lãi càng lúc càng khủng khiếp.
Luật sư hỏi bị cáo Phạm Công Danh
-Đứng trước yêu cầu tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ thì tình huống, tình thế của VNCB lúc đó như thế nào? Nó giúp VNCB được cái gì?
-Bản thân tôi chịu sức ép rất lớn từ tăng vốn điều lệ. Sức ép này rất kinh khủng vì tôi đã từng xin trả lại ngân hàng vì không chịu đựng nổi sức ép trả lãi chăm sóc khách hàng.
-VNCB đã được tăng vốn điều lệ chưa?
-Thưa chưa.
-Đã nhiều lần ông đề nghị được xem xét đối trừ 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ để trừ trong phần thiệt hại tại VNCB đúng không?
-Thưa đúng. Trong suy nghĩ của chúng tôi thì khoản tiền này đều hòa chung dòng tiền ngân hàng nên cần được cấn trừ trong tổng thiệt hại của VNCB. Trong tòa lần 1 thì chúng tôi từng đề nghị được cấn trừ trong tổng thiệt hại và được tòa nói sẽ xem xét.
Luật sư của bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên phó giám đốc chi nhánh Gia Định) hỏi bị cáo Hà
-Với cáo buộc cố ý làm trái và giúp sức cho Phạm Công Danh vay thì bị cáo thấy điều gì bất thường?
-Bị cáo không thấy sự bất thường trong hồ sơ của công ty Phong Hiệp và 2 công ty còn lại.
-Trong quá trình làm thì bị cáo có gặp gỡ với bị cáo Phạm Công Danh cũng như ông Trần Hiệp?
-Tại tòa là lần đầu tiên tôi biết ông Trần Hiệp. Trước đây tôi và các giám đốc chi nhánh khác chưa từng gặp.
-Tại hồ sơ vay vốn vì có trường hợp ông Trần Hiệp thì ông có biết không?
-Thưa, bị cáo không biết vai trò của ông Trần Hiệp. Đây là sự việc khách quan mà chúng tôi không nhận biết được. Kể cả sau này nhiều cơ quan chức năng cũng không phát hiện ra được. Đây là trường hợp hy hữu trong ngành ngân hàng khi mà bên bảo lãnh cho vay cũng là bên đi vay. Mong HĐXX xem xét.
-Bị cáo bị cáo trạng xác định vi phạm do cố ý làm trái do xác định Trần Hiệp là công ty Phong Hiệp, Bị cáo có nhận xét gì?
-Bị cáo cảm thấy điều này hết sức khiên cưỡng vì công ty Phong Hiệp là một pháp nhân trong khi ông Trần Hiệp là cá nhân. Một bên bị điều tiết bởi luật doanh nghiệp, một bên bị điều chỉnh bởi luật dân sự. Bị cáo cảm thấy khiên cưỡng và mong HĐXX hết sức xem xét.
Nếu bắt bị cáo chịu trách nhiệm với khoản cầm cố của khách hàng thì rõ ràng là không phù hợp. Nếu bắt bị cáo chịu trách nhiệm này thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ chưa từng có trong ngành ngân hàng.
BIDV thu nợ là thu nợ từ tài khoản cầm cố của doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm với thất thoát của VNCB.
Một luật sư khác hỏi bị cáo Hoàng Long Hà:
-Trong trường hợp công ty Phong Hiệp không phải có liên quan đến ông Trần Hiệp thì có cho vay không?
-Thưa có.
-Nếu biết việc cho vay có thể gây thất thoát cho VNCB thì có cho vay không?
-Thưa có vì BIDV thực hiện cho vay hoàn toàn bình thường, không liên quan đến vấn đề VNCB thất thoát.
Trí Thức Trẻ
- Nếu sức bạn làm ra 10 triệu mà công ty chỉ trả bạn 5 triệu thì bạn nên làm bao nhiêu phần trăm sức?
- Trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ án Trầm Bê, Phạm Công Danh
- Phiên tòa chiều 1/2: Các bị cáo được nói lời sau cùng, nhiều người xin HĐXX giảm án để sớm trở thành người có ích cho xã hội
- Ngân hàng Xây dựng xác nhận rõ ràng các đường đi của dòng tiền tăng vốn điều lệ của VNCB
- Phiên tòa sáng 01/2: Ngân hàng CB xác định tiền tăng vốn điều lệ đã được ngân hàng dugnf trong hoạt động kinh doanh