MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phó Chủ tịch HĐQT: "Thay vì đòi sếp tăng lương, người thông minh chỉ làm điều này, thu nhập tự khắc tăng vù vù"

16-05-2023 - 21:35 PM | Sống

Phó Chủ tịch HĐQT: "Thay vì đòi sếp tăng lương, người thông minh chỉ làm điều này, thu nhập tự khắc tăng vù vù"

Nữ lãnh đạo cho rằng, nếu chỉ ngồi một chỗ tự hỏi “Sao sếp không tăng lương cho mình”, người đó đang quá ỳ và chậm trong cuộc đua sự nghiệp.

‏Phó Chủ tịch HĐQT EFFECT: “Người trẻ đừng vội chê lương thấp, hãy hỏi mình đã làm điều này ở công ty chưa?”‏ - Ảnh 1.

‏Có một điều dễ dàng nhận thấy rằng, trong thời đại hội nhập hiện nay, thế giới thay đổi với tốc độ cao trong từng ngày, từng giờ. Đứng trước tình hình đó, bất cứ thế hệ nào cũng phải nhanh chóng chuyển mình để kịp thích nghi và phát triển. ‏

‏Điều đó được thể hiện đặc biệt rõ ngay từ thế hệ các bạn sinh viên. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thậm chí chỉ mới học năm 2, năm 3, các bạn sinh viên đã không ngừng tìm kiếm các cơ hội để học hỏi, thể hiện năng lực bản thân trong môi trường thực tiễn. Họ sớm đã mài giũa bản lĩnh cá nhân trong các dự án, các công ty.‏

Mới đây, ngày hội việc làm - Thang Long Job Fair 2023 với chủ đề là: “Unlock Your Potential - Mở khóa tiềm năng của bạn” đã được tổ chức. Không chỉ giúp định hướng con đường phát triển nghề nghiệp, ngày hội còn góp phần mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Đây là mùa Job Fair thứ 3 được trường Đại học Thăng Long tổ chức, sau hai mùa năm 2019 và 2022.‏

Tham gia sự kiện Ngày hội việc làm diễn ra tại trường Đại học Thăng Long, bà Vũ Tuệ Khanh - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc phát triển giải pháp Công ty Cổ phần Phần mềm EFFECT, đã chia sẻ: “Các bạn sinh viên thời nay có sự khác biệt rất lớn với trước kia. Các bạn không chỉ đi học, mà còn đi làm trong những lĩnh vực liên quan tới ngành học, phương hướng phát triển của mình trong tương lai.”‏

‏“Tôi thấy, đây là một tín hiệu rất tích cực, mang tới lợi ích cho cả đôi bên, phía doanh nghiệp cũng như các bạn sinh viên”, bà nhận định.‏

‏“Chẳng hạn như, với công ty EFFECT, hoạt động của chúng tôi có sự giao thoa trong các lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin và kế toán. Điều này yêu cầu mỗi một nhân sự trong đội ngũ đều phải không ngừng cập nhật, học hỏi và làm mới bản thân. Người lập trình phải trao đổi để hiểu về công việc kế toán, người làm kế toán cũng phải học hỏi để có thể sử dụng thành thạo phần mềm làm ra. Đó là những điều mà bạn chỉ có thể tiếp nhận từ kinh nghiệm thực tiễn. Khi các bạn sinh viên đã xây dựng ý thức này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cơ hội của họ sẽ mở ra rất nhiều.”‏

‏Phó Chủ tịch HĐQT EFFECT: “Người trẻ đừng vội chê lương thấp, hãy hỏi mình đã làm điều này ở công ty chưa?”‏ - Ảnh 2.

‏Hiện nay, ai cũng dễ dàng nhận thấy, tình hình tuyển dụng có một số vấn đề khá nổi cộm. Trong khi các ngành nghề, các doanh nghiệp rất thiếu nhân sự, thị trường lao động rất dồi dào, vẫn có nhiều người rơi vào tình trạng thất nghiệp, khó xin việc.‏

‏Chia sẻ với truyền thông, bà Vũ Tuệ Khanh cho rằng: “Doanh nghiệp nào cũng cần người, nhưng cũng phải xem đó là người thế nào. Muốn biết điều đó, trước tiên, bản thân các bạn phải trả lời được các câu hỏi: 5 năm nữa tôi sẽ trở thành ai? 10 năm nữa tôi sẽ làm được điều gì? Tôi có thể đóng góp cái gì cho xã hội, cho lĩnh vực của mình?”‏

‏“Thế nhưng, rất nhiều bạn trẻ vẫn chỉ gói gọn suy nghĩ của mình trong một chữ ‘Lương’. Ví dụ như, hôm nay, tôi làm ở đây với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Ngày mai, có người mời tôi với mức lương 6 triệu, thế là tôi đi luôn?‏

‏Đừng bao giờ nghĩ vội như vậy. Đầu tiên, mình hãy tạo giá trị của bản thân đã. Với người đang làm bác sĩ, giá trị của họ là chữa khỏi bệnh cho mọi người. Với người làm lập trình, giá trị của họ là tạo ra những phần mềm giúp cuộc sống, công việc mọi người thuận lợi hơn… Trong quá trình đó, phải không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Đó mới điều tối quan trọng trong sự nghiệp mỗi người.‏

‏Phó Chủ tịch HĐQT EFFECT: “Người trẻ đừng vội chê lương thấp, hãy hỏi mình đã làm điều này ở công ty chưa?”‏ - Ảnh 3.

‏Tôi vẫn thường nói với các bạn trẻ ở công ty: Đừng bao giờ ngồi tự hỏi ‘Không biết sếp có tăng lương cho mình không?’. Thay vào đó, hãy tự lên tiếng ‘Sếp ơi, em muốn sang năm đạt được mức lương như này. Từ nay đến lúc đấy, em sẽ làm việc này, cố gắng đạt kết quả như này. Mong các anh/chị ủng hộ và hướng dẫn cho em’.”‏

‏“Khi mình làm được việc, đã có giá trị của chính bản thân, bản thân người lãnh đạo sẽ luôn ý thức được điều đó. Họ muốn giữ mình thì ắt sẽ tăng lương cho mình, đó cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi”, bà nhận định.‏

‏Phó Chủ tịch HĐQT EFFECT: “Người trẻ đừng vội chê lương thấp, hãy hỏi mình đã làm điều này ở công ty chưa?”‏ - Ảnh 4.

‏Bản thân cũng từng là một người “chân ướt chân ráo”, từng bước đi đến vị trí ngày hôm nay, bà Khanh vẫn luôn hiểu rằng: Không có hành trình nào diễn ra trong ‘một sớm một chiều’. Muốn nhìn thấy kết quả, bạn cần cả quá trình.‏

‏“Để làm được một điều gì đấy ‘ra tấm ra món’, chúng ta cần có thời gian. Giống như việc không thể đòi hỏi kinh nghiệm thành thạo với sinh viên mới ra trường. Có thể cần tới 7 -10 năm hoạt động trong một lĩnh vực, bạn mới có đủ sự am hiểu và kiến thức để làm mọi thứ tốt hơn”, bà cho biết.‏

‏Lời khuyên của bà dành cho người trẻ giữ lấy sự đam mê. Họ hãy tìm kiếm một công việc yêu thích. Sau đó, hãy dành thời gian để lăn lộn, chìm đắm trong công việc ấy. Thứ nhất, đây là cơ hội để họ thể hiện mình. Thứ hai, các bạn cũng có thể học tập liên tục. Khi đó, không chỉ học kiến thức từ giảng đường và giáo viên, họ sẽ học ngay từ thực tế, từ những người anh, người chị đồng nghiệp bên cạnh, từ những vị lãnh đạo giỏi giang.‏

‏Phó Chủ tịch HĐQT EFFECT: “Người trẻ đừng vội chê lương thấp, hãy hỏi mình đã làm điều này ở công ty chưa?”‏ - Ảnh 5.

‏“Nếu đứng về mặt kinh doanh, nhu cầu tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm cũng không hề nhỏ. Vẫn có những công ty ‘tung cành ô liu’ cho các bạn mới ra trường. Vì các bạn ấy giống như những trang giấy trắng. Khi được hướng dẫn, các bạn có thể dễ dàng hòa nhập với văn hóa, chiến lược và tinh thần chung của công ty. ‏

‏Mặt khác, người tài giỏi, thạo việc, đương nhiên doanh nghiệp nào cũng cần. Nhưng họ chỉ cần một số rất ít, chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Bên cạnh đó, chắc chắn chi phí để ‘giữ chân’ người tài cũng tốn kém hơn. Thời gian để ‘nắn’ họ sao cho phù hợp với văn hóa công ty cũng dài hơn. ‏

‏Đồng thời, doanh nghiệp nào cũng cần có thời gian để phát triển thế hệ kế cận về mặt chiến lược, ý tưởng kinh doanh. Những người trẻ sẽ là làn gió mới, mang tới ‘sinh khí mới’ cho cả bộ máy vận hành”, nữ lãnh đạo chia sẻ.

Ảnh: NVCC

Phương Thúy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên