Phó Thủ tướng: Tăng trưởng cao mới giúp Việt Nam không tụt hậu
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh mức tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay mới giúp Việt Nam đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
- 02-11-2017Đại biểu Quốc hội chỉ ra 3 khía cạnh mất cân đối của nền kinh tế
- 02-11-2017Đại biểu Quốc hội bàn việc quân đội có nên làm kinh tế
- 01-11-2017Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân: Cần đưa mặt hàng rau-quả-hoa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- 01-11-2017Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thay đổi cách tính lương hưu từ 1/1/2018
Đăng đàn tại cuối phiên thảo luận sáng nay (2/11), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thay mặt Chính phủ giải đáp các vấn đề đại biểu nêu trong chương trình nghị sự kéo dài 2,5 ngày về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
Giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận ý kiến của các đại biểu và cho biết để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% Chính phủ đã chỉ đạo xuyên suốt, huy động tối đa nguồn lực và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân.
Với những nỗ lực đó, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện, được quốc tế ghi nhận. Ví dụ như World Bank đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam cải thiện 14 bậc, lên 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ; Moody's nâng bậc tín nhiệm ngân hàng Việt Nam…
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho biết lĩnh vực truyền thống như khai khoáng, dầu thô đóng góp lớn vào GDP nay đã mất vị thế. Cụ thể, trong năm nay, khai khoáng giảm 7,8% còn dầu thô giảm hơn 10%. Sang đến năm 2018, sản lượng khai thác dầu thô sẽ giảm 3 triệu tấn so với năm 2017, giảm 2 triệu tấn so với năm 2016.
Theo tính toán, một triệu tấn dầu đóng góp 0,25% GDP, do đó, trong năm 2017, đóng góp từ khai khoáng và dầu thô giảm tương ứng 0,5%GDP và 0,7% GDP.
Cũng theo Phó Thủ tướng, kinh tế quý I tăng trưởng thấp nhưng Chính phủ vẫn kiên trì mục tiêu 6,7% là có lý do cho dù nhận định không cần chạy theo tốc độ tăng trưởng cũng có ý đúng.
Bởi “phải làm vậy để đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn. Nếu không đạt mục tiêu GDP thì các bài toán phải tính lại hết”, Phó Thủ tướng nói.
Việc GDP có khả năng cao đạt 6,7% sẽ giúp cho Việt Nam đảm bảo an toàn nợ công, tạo nhiều việc làm hơn, tăng thu ngân sách, giảm bội chi,… Cùng với đó, tăng trưởng cao hơn cũng giúp Việt Nam dần rút ngắn khoảng cách so với các quốc gia trong khu vực và thế giới, khắc phục tụt hậu.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định, kết quả tăng trưởng đạt chỉ tiêu Quốc hội giao không phải phụ thuộc vào một số ngành mà đồng đều các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Trong 2,5 ngày thảo luận về KTXH (từ 31/10 đến 2/11) đã có 94 đại biểu phát biểu, 27 đại biểu tham gia tranh luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và 6 thành viên Chính phủ phát biểu giải trình các nội dung liên quan. Nhìn chung các ý kiến thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, sâu sắc, mang tính xây dựng cao... Quốc hội đánh giá cao kết quả điều hành KTXH của Chính phủ, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nổi bật là năm 2017 có 13 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạc đề ra,... qua đó tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra cho năm 2018.
Trí Thức Trẻ
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp